Kết thúc một mùa tưới cà phê đầy vất vả với đợt nắng nóng khắc nghiệt, Tây Nguyên lại bước vào những cơn mưa giông đầu mùa. Lúc cây cối nở lộc, thảo nguyên xanh yên bình trải dài theo triền đồi xa xa, khi đàn bươm bướm vàng chấp chới bay khắp vùng Tây Nguyên là lúc phát triển của mùa sâu muồng...
Không khó khăn để bắt gặp những con sâu muồng đang ăn lá khi đi dọc những con đường trên các quốc lộ hay trên các rẫy cà phê, tiêu trên vùng đất nắng gió này. Sâu có màu xanh đậm, không phủ trên mình một lớp lông như các loài sâu khác mà mình trơn, di chuyển bằng cách cong người lại rồi tung đầu ra phía trước. Bất cứ lúc nào những chú sâu cũng có thể “nhảy dù” trêu người. Sâu muồng không gây ngứa. Khi trời nắng nóng, chúng ép sát thân mình vào cây muồng hòa lẫn trong sắc xám đen của vỏ muồng, phải tinh mắt mới nhìn thấy hằng hà sa số chú sâu đang nép trên vỏ cây muồng. Khi sâu trưởng thành, chúng bắt đầu rời bỏ ngọn cây, trở về cùng thân cây muồng để kéo kén, thành nhộng. Đây là thời gian ngủ và chờ đợi tái sinh, để cuối cùng được bay lượn khắp trời Tây Nguyên với cặp cánh vàng lung linh.
Đây cũng là thời điểm người dân đi tìm bắt những kén sâu này về chế biến thành món ăn dân dã mà béo ngậy. Dân địa phương còn bắt kén sâu bán cho các quán nhậu. Lúc khi mới ăn sâu không quen lắm thì sợ nhưng càng ăn, càng thấy ghiền. Có khi một thời gian không được ăn sâu lại thèm vì không phải mùa nào cũng có sâu nhiều như cuối xuân, đầu hạ”. Có nhiều cách chế biến món sâu. Ai thích cảm giác mạnh thì ăn sống, ai thích cảm nhận hương vị bùi, béo ngậy của nó thì chiên lên rồi dùng mắm xào, ai thích ăn theo kiểu luộc thì sẽ cảm nhận hương vị béo núc của nó.
Nhộng sâu muồng - đặc sản được chế biến đầy hấp dẫn. |
Sâu muồng là loại sâu đặc sản của người Tây Nguyên. |
Bỏ công sức đi bắt sâu và nhộng sâu về làm đặc sản. |
Rung cây, lá nhặt “đặc sản”. |
Một chảo “thức ăn” từ sâu muồng của người dân làng Dei Go. |
Gia Ly - Djuang H’yên