Ngân hàng BRICS sắp thành hiện thực

Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 6 nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) sẽ diễn ra từ ngày 14-16/7 tại thủ đô Brasilia của Brazil nhằm thống nhất các điều khoản cuối cùng về việc thành lập ngân hàng và quỹ dự trữ chung.

 

Ngân hàng chung của BRICS sẽ có vốn lên đến 50 tỷ USD.


Trong tuyên bố trước thềm hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Brazil José Alfredo Graza Lima cho biết Ngân hàng phát triển BRICS sẽ có vốn hoạt động lên đến 50 tỷ USD với tỷ lệ góp vốn chia đều cho mỗi thành viên. Quỹ dự trữ cũng sẽ được thành lập với quy mô ban đầu 100 tỷ USD, trong đó Trung Quốc sẽ góp 41 tỷ USD; Brazil, Nga và Ấn Độ mỗi nước góp 18 tỷ USD; Nam Phi góp 5 tỷ USD.


Giới chuyên gia cho rằng việc thành lập Ngân hàng phát triển BRICS sẽ cho phép các nước thành viên có nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng và công cụ tín dụng để đối phó với các cuộc khủng hoảng tài chính. Bên cạnh đó, quỹ ngoại hối có tác dụng như một cơ chế để các nước thành viên có thể hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.


Các thành phố Thượng Hải (Trung Quốc), Johannesburg (Nam Phi), New Delhi (Ấn độ) và Moskva (Nga) đang cạnh tranh để trở thành nơi đặt trụ sở chính của ngân hàng tương lai.


TTG

Mặt trái của ngân hàng BRICS
Mặt trái của ngân hàng BRICS

Nhóm 5 nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi (BRICS) đang mong muốn "sao chép" mô hình Ngân hàng Thế giới (WB). Đây là một trong những sáng kiến hay, nhưng nếu làm không khéo có thể gây phản tác dụng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN