Ngoại trưởng Kerry lạc quan về thỏa thuận an ninh Mỹ-Afghanistan

Ngày 21/9, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bày tỏ hy vọng rằng thỏa thuận an ninh Mỹ - Afghanistan (BSA), bị trì hoãn lâu nay với nội dung chủ yếu về sự hiện diện của binh sĩ Mỹ tại Afghanistan sau năm 2014, có thể sớm được ký kết.

Lực lượng đặc biệt của Mỹ và Afghanistan tại Kandahar.


Phát biểu trước báo giới ngày 21/9, ông Ján Kubiš, Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Ban Ki-moon cho biết LHQ nhiệt liệt hoan nghênh thỏa thuận vừa được ký giữa 2 ứng cử viên đối địch trong cuộc bầu cử tổng thống Afghanistan nhằm thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc, coi đây là bước đi quan trọng hướng tới việc củng cố hòa bình và trật tự, an ninh tại quốc gia Nam Á này.

Về phần mình, Ngoại trưởng Pháp cũng hoan nghênh thỏa thuận chia sẻ quyền lực ở Afghanistan, theo đó ông Abdullah sẽ trở thành một "CEO" - chức vụ tương tự thủ tướng - tạo ra một thế cán cân quyền lực khéo léo trong bối cảnh Afghanistan bước vào kỷ nguyên mới.

BSA đáng ra phải được ký kết vào cuối năm 2013, song vào phút chót Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai đã từ chối ký thỏa thuận này và nhường trách nhiệm cho người kế nhiệm.

Cũng trong ngày 21/9, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier tuyên bố rằng Berlin sẽ không tham gia không kích hay tấn công trên bộ trong cuộc chiến chống lực lượng thánh chiến Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Iraq.

Là một phần trong liên minh quốc tế do Mỹ đứng đầu được thành lập để chặn đà tiến của IS tại Iraq và Syria, Ngoại trưởng Steinmeier khẳng định hiện đã có sự chia sẻ nhiệm vụ giữa các đồng minh và Đức sẽ không đóng vai trò mạnh mẽ hơn. Theo ông Steinmeier, Berlin đã quyết định gửi vũ khí cho các chiến binh người Kurd chiến đấu chống IS và đây không phải là một nhiệm vụ được quyết định dễ dàng. Ngoài ra, Ngoại trưởng Đức cũng khẳng định nước này không hề chịu sức ép phải tham gia không kích cùng với Mỹ và Pháp.

Trong một diễn biến khác, một nguồn tin an ninh giấu tên cho biết Mỹ mới đây đã đề nghị Algeria cung cấp danh sách những người Algeria gia nhập nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS). Nguồn tin lưu ý rằng tình báo Mỹ cũng gửi đề nghị tương tự tới Ai Cập và Tunisia như một phần của quá trình thu thập thông tin về các chiến binh Arập, đặc biệt là những người Bắc Phi, từng gia nhập hàng ngũ của IS và nhóm Mặt trận Al-Nusra tại Iraq và Syria.

Mỹ coi Algeria là đối tác quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố. Hồi tháng 4, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định Algeria là một "cường quốc khu vực và Mỹ sẽ tiếp tục làm việc với nước này trong Diễn đàn Chống khủng bố Toàn cầu".



TN (Theo AFP)

Mỹ quan ngại các vụ tấn công bằng khí clo tại Syria
Mỹ quan ngại các vụ tấn công bằng khí clo tại Syria

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã nhắc lại mối quan ngại của Washington đối với việc sử dụng khí clo nhằm vào dân thường tại Syria, đồng thời cảnh báo rằng chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad có thể sẽ phải chịu trách nhiệm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN