Nuôi dúi cho thu nhập cao

Sinh năm 1972, trong một gia đình nghèo ở thôn Gò Trạng, xã Cư Yên (Lương Sơn, Hòa Bình), anh Hoàng Văn Lập không có điều kiện học hành đến nơi đến chốn. Lập gia đình rồi ở riêng, cuộc sống của gia đình anh lại càng túng thiếu khi đứa con đầu lòng chào đời.

Dúi có thị trường tiêu thụ tốt và hiệu quả kinh tế cao.


“Ngày đó nghèo đói lắm, nhà ít ruộng nên làm mùa xong mình lại đi phụ vữa, kiếm thêm đồng nuôi con. Một lần đi xây cho một chủ trang trại, thấy họ nuôi lợn mán, nhím, dúi hay quá, mình về học nuôi thử, không ngờ hiệu quả thật”, anh Lập tâm sự.

Cùng với nuôi lợn mán, anh Lập nhận thấy nuôi con nhím, dúi có thị trường tiêu thụ tốt và hiệu quả kinh tế cao nên năm 2006, anh đầu tư mua 2 đôi nhím với giá 15 triệu đồng/đôi và 10 đôi dúi. Hiện anh có 8 đôi nhím và 40 con dúi, trung bình mỗi năm bán 4 đôi nhím với giá 20 - 25 triệu đồng/đôi, thu về khoảng 80 triệu đồng.

Theo anh Lập, nếu biết cách nuôi dúi sẽ rất hiệu quả, thức ăn của dúi chủ yếu là tre bánh tẻ, lặc lè và mía, mỗi tháng chỉ cần cho 2 - 3 lần ăn ngô. Làm chuồng dúi đơn giản, chuồng cao 60 cm, rộng 70 cm, dài 1,2 m, nền lát gạch, rồi đổ ít mùn cưa làm nền và đặc biệt nuôi dúi không phải dọn phân.


Anh Lập cho hay: “Mùa đông phân dúi giữ ấm, mùa hè làm mát cho dúi, nên không cần dọn phân. Dúi đẻ từ 3 - 4 lứa/năm, mỗi lứa 4 - 6 con, nên nhân đàn, “nhân tiền” rất nhanh. Trừ chi phí, mỗi năm tôi lãi từ 180 - 200 triệu từ nuôi lợn, nhím và dúi. Thời gian tới, tôi sẽ đầu tư trang trại nuôi thêm dúi!”.


Bài và ảnh: KT
Quảng Bình: Thành công từ nuôi nhím
Quảng Bình: Thành công từ nuôi nhím

Trong khi tại nhiều địa phương trong cả nước, việc nuôi nhím đang gặp nhiều khó khăn do thiếu “đầu ra” khiến nhiều người nuôi nhím lao đao, thì tại Quảng Bình, với phương thức nuôi hiệu quả, biết cách tìm “đầu ra”, cho sản phẩm, nên nghề nuôi nhím đã giúp nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN