Tây Nguyên là vùng du lịch trọng điểm

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Theo đó Bộ VH,TT&DL xác định Tây Nguyên là một trong 7 vùng du lịch trọng điểm của cả nước.


Vùng Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh đối với cả nước và khu vực Đông Dương. Tây Nguyên có điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu phát triển kinh tế, đặc biệt là liên kết phát triển du lịch với nhiều vùng trong cả nước và quốc tế.


Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam, vùng Tây Nguyên có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, tiêu biểu là giá trị các di sản văn hóa của 47 dân tộc anh em (điển hình là Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại ngày 15/11/2005); các di tích lịch sử cách mạng gắn liền với truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc; những thắng cảnh với khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm, với nhiều cảnh quan hấp dẫn, nhiều thác ghềnh, nhiều cánh rừng nguyên sinh với giá trị đa dạng sinh học cao.


Một trong những nguyên nhân hạn chế là công tác quy hoạch, xây dựng chiến lược phát triển của mỗi địa phương và của toàn vùng còn chậm và thực hiện chưa tốt; thiếu sự liên kết liên vùng và hợp tác chặt chẽ về du lịch giữa các địa phương trong vùng cũng như sự phối hợp với các địa phương khác trong cả nước; sự phối hợp liên ngành ở mỗi địa phương trong phát triển du lịch cũng còn hạn chế.


Với quy hoạch du lịch vùng Tây Nguyên được duyệt, đây sẽ là cơ sở để kêu gọi thu hút đầu tư. Nhất là thời gian gần đây, hệ thống hạ tầng vùng Tây Nguyên đang từng bước hoàn thiện tạo cơ hội cho phát triển du lịch tương xứng và chiếm vị trí quan trọng trong tổng thể du lịch cả nước.

 

XM

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN