Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện chương trình 135

Tỉnh Nghệ An đang tập trung khắc phục tồn tại trong thực hiện chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020; trọng tâm là thanh quyết toán kịp thời, dứt điểm các công trình đã được đầu tư; xây dựng và thực hiện phân bổ nguồn vốn cho các xã.

Cùng với đó, tỉnh kiểm tra, giám sát sử dụng và duy tu bảo dưỡng công trình được đầu tư xây dựng trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Nhờ thực hiện chương trình 135, vùng miền núi và dân tộc của Nghệ An đã tiếp tục phát triển. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các xã đặc biệt khó khăn được cải thiện và nâng lên, giảm dần khoảng cách phát triển giữa các vùng, các dân tộc trong tỉnh. Tỷ lệ nghèo đói vùng dân tộc và miền núi giảm từ 36,19% năm 2010 xuống còn 16,54%, cơ bản không còn hộ thiếu đói giáp hạt.

Nhiều công trình hạ tầng như giao thông liên thôn, liên bản, trường học, trạm y tế, điện, nước sinh hoạt, nhà văn hóa cộng đồng... được xây dựng, hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Nghệ An đặt mục tiêu 85% số xã có đường giao thông cho xe cơ giới vào trung tâm xã; 95% trung tâm xã và trên 60% thôn có điện. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của vùng miền núi và dân tộc tỉnh Nghệ An đạt 50% mức bình quân chung so với khu vực nông thôn của tỉnh.

Tuy nhiên, theo đánh giá của UBND tỉnh Nghệ An, hiện địa phương còn 60% số trạm y tế xã chưa được chuẩn hóa. Nhiều công trình hạ tầng giáo dục, văn hóa... chưa được đầu tư xây dựng để đạt mục tiêu của chương trình 135. Một số công trình thiết yếu ở thôn, bản như thủy lợi nhỏ và vừa, giao thông nội vùng vẫn chưa được xây dựng.


Nguyên nhân của tình trạng này là do nguồn vốn để thực hiện chương trình 135 chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của Trung ương trong khi một số địa phương miền núi chưa phát huy tối đa sức sáng tạo, ý thức tự lực của toàn thể cộng đồng. Việc huy động nguồn vốn đóng góp từ các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân để thực hiện chương trình còn hạn chế. Mặt khác, một số xã được giao làm chủ đầu tư, quản lý thực hiện chương trình 135 thiếu chặt chẽ, tiến độ chậm.

Để thực hiện đạt kết quả cao chương trình 135, Nghệ An nghiên cứu để ban hành chính sách hỗ trợ xã, thôn, bản thuộc khu vực I, II, III sau khi đã hoàn thành mục tiêu chương trình 135 với mức 500 triệu đồng/xã và 100 triệu đồng/thôn từ ngân sách tỉnh để động viên, khuyến khích các xã phấn đấu nỗ lực ra khỏi diện đầu tư chương trình 135.
Nguyễn Văn Nhật
Chương trình 135 làm đổi thay đời sống
Chương trình 135 làm đổi thay đời sống

Thực hiện Chương trình 135, giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh Quảng Bình được hỗ trợ trên 309 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, Quảng Bình đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất... cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn trong tỉnh; góp phần thay đổi diện mạo nông thôn của tỉnh, đời sống của đồng bào các dân tộc.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN