Tăng cường kiểm tra việc đảm bảo vệ sinh thực phẩm trong mùa lễ hội

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 1.535 di tích với gần 200 lễ hội diễn ra chủ yếu vào mùa xuân. Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm trong mùa lễ hội, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng thành lập các đoàn kiểm tra chuyên ngành an toàn thực phẩm, các tổ giám sát các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong mùa lễ hội 2018 theo phân cấp quản lý trên địa bàn.

Kiểm tra tại 1 quầy bán đồ ăn nhanh phục vụ lễ hội.

Ông Đỗ Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hóa cho biết: Dịp trước, trong và ngay sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các phòng, trung tâm y tế các huyện, nhất là những huyện có nhiều di tích, lễ hội, đền chùa... để kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm phục vụ lễ hội bảo đảm các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm.  
Tỉnh thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành từ cấp tỉnh đến cấp xã, tập trung kiểm tra các nhóm sản phẩm được tiêu thụ nhiều trong dịp lễ hội có yếu tố nguy cơ cao. Các đoàn liên ngành tập trung kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, công tác chỉ đạo, quản lý của Ban Chỉ đạo An toàn vệ sinh thực phẩm các địa phương và các ban quản lý lễ hội...

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hóa cũng yêu cầu các địa phương có lễ hội và ban quản lý các di tích, lễ hội phải đảm bảo các hộ kinh doanh dù chỉ kinh doanh thời vụ cũng cần ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm và đáp ứng những điều kiện bắt buộc. Khu vực chế biến và dụng cụ chế biến thực phẩm phải sạch sẽ, có nguồn nước hợp vệ sinh, có tủ bảo quản thực phẩm...

Kiểm tra việc đảm bảo vệ sinh thực phẩm trong mùa lễ hội tại khu vực đền Nưa - Am Tiên (huyện Triệu Sơn).

Trong mùa lễ hội xuân 2018, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hóa cũng chuẩn bị 2 xe ô tô kiểm nghiệm nhanh thực phẩm để hỗ trợ các đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện các xét nghiệm nhanh phát hiện sớm các loại thực phẩm không đảm bảo chất lượng khi có yêu cầu.

Tuy đã có những thay đổi theo hướng tích cực nhưng công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại các lễ hội ở Thanh Hóa vẫn còn một số tồn tại. Tại các địa điểm diễn ra lễ hội lớn ở Thanh Hóa như: Đền Cửa Đạt (huyện Thường Xuân), đền Nưa - Am Tiên (huyện Triệu Sơn), phủ Na (huyện Như Thanh), đền Độc Cước (thành phố Sầm Sơn)... dịch vụ ăn uống, các hàng quán bày bán nhiều loại thức ăn khác nhau, có loại thức ăn được chế biến sẵn, có loại được chế biến tại chỗ.

Bên cạnh đó, nhiều loại thực phẩm bày bán tại lễ hội lại được sản xuất, chế biến từ các cá nhân, hộ gia đình thường là làm theo thời vụ, không đăng ký kinh doanh, không công bố chất lượng nên khó đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

 Ngoài ra, tại các khu vực lễ hội, bên cạnh những điểm kinh doanh ăn uống đã có đăng ký vẫn còn tồn tại nhiều điểm bán thực phẩm không có tủ kính che đậy, người chế biến không đeo găng tay, các thực khách ăn uống và xả rác ra khu vực xung quanh gây mất vệ sinh, mất mỹ quan. Tại khu vực lễ hội, các quán ăn thường là các lều quán được dựng đơn giản, thiếu nước sạch, điều kiện bảo quản và chế biến thực phẩm còn hạn chế...

P.V
Đề xuất tăng chế tài xử phạt các vi phạm về an toàn thực phẩm
Đề xuất tăng chế tài xử phạt các vi phạm về an toàn thực phẩm

Đại diện Ban chỉ đạo (BCĐ) 9 Quảng Ninh kiến nghị cần sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm theo hướng tăng chế tài đối với một số hành vi vi phạm để bảo đảm tỉnh răn đe.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN