Thanh Hóa quyết liệt ngăn chặn bùng phát dịch tả lợn châu Phi

Thực hiện đồng bộ từ việc khoanh vùng ổ dịch, kiểm soát, siết chặt các cơ sở giết mổ, quản lý nghiêm ngặt các chợ đầu mối, đến việc đẩy mạnh tuyên truyền về dịch tả lợn châu Phi...

Đó là những giải pháp quyết liệt để ngăn chặn bùng phát dịch tả lợn châu Phi trên diện rộng, đồng thời để người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được sử dụng thịt lợn an toàn.

Chú thích ảnh
Người dân mua thịt lợn an toàn tại chợ Tân An, thành phố Thanh Hóa.

Ngay từ khi phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi tại gia đình ông Lê Văn Thanh, thôn Tân Ngữ 2, xã Định Long, huyện Yên Định, lực lượng thú y đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ 226 con lợn, đồng thời thực hiện các biện pháp khoanh vùng dập dịch.

Ông Đặng Văn Hiệp, Chi Cục Trưởng Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa cho biết: Để dịch bệnh không bị lan rộng và kịp thời khống chế, tỉnh Thanh Hóa cũng đã ban hành chính sách hỗ trợ kịp thời .000 đồng/kg thịt lợn cho các hộ dân, để họ không giấu dịch. Khi phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi, chính quyền địa phương thực hiện kiểm kê, hỗ trợ với cho các hộ dân, sau đó UBND tỉnh sẽ bổ sung kinh phí sau.

Tỉnh cũng có chính sách khen thưởng cho những người kịp thời báo cho các cơ quan chức năng lợn có dấu hiệu bị dịch tả châu Phi để các chủ hộ nuôi không bán tháo lợn bị bệnh đến các lò mổ. Những cách làm này đã ngăn ngừa bùng phát ngay từ các hộ dân. Khi đã phát hiện ổ dịch, lực lượng thú y và chính quyền địa phương cũng khẩn trương khoanh vùng dập dịch.

Ông Hiệp cũng khuyến cáo thêm, dịch tả lợn châu Phi không lây lan sang người, khi sử dụng thịt lợn, người dân nên mua thịt có nguồn gốc rõ ràng, có dấu kiểm dịch của lực lượng thú ý và nên nấu chín kỹ mới sử dụng.

Hiện Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa cũng đã cấp phát gần 1.800 lít hóa chất thực hiện công tác tiêu độc khử trùng đợt 1 năm 2019, riêng huyện Yên Định, nơi xảy ra dịch tả lợn châu Phi được cấp gần 800 lít hóa chất, 1 tấn vôi bột để tiêu độc khử trùng; cấp 200 bộ bảo hộ phòng chống dịch, 10 bình động cơ phun tiêu độc khử trùng. Tại huyện Yên Định cũng lập 8 chốt kiểm dịch để không cho lợn và thức ăn gia súc ra, vào địa bàn này.

Chú thích ảnh
Phun thuốc tiêu độc khử trùng sau mỗi phiên chợ.

Ngoài các chốt kiểm dịch trên các tuyến Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 10, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng có quyết định thành lập 4 chốt kiểm dịch động vật liên ngành tạm thời tại các đầu mối giao thông tiếp giáp với các tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình, Nghệ An nhằm ngăn chặn việc vận chuyển lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh, sản phẩm lợn từ lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dịch tả lợn châu Phi và các bệnh dịch nguy hiểm khác trên gia súc, gia, gia cầm ra – vào địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật. Tại các chốt này cũng tiến hành khử trùng, tiêu độc phương tiện vận chuyển động vận, sản phẩm động vật đi qua chốt kiểm dịch; giảm sát việc xử lý, tiêu hủy khi phát hiện lợn mắc bệnh và các sản phẩm từ lợn mắc bệnh Dịch tả lợn châu Phi .

Tại các lò giết mổ gia súc, lực lượng thú y cũng thường xuyên bám sát, cương quyết không cho nhập lợn từ vùng dịch và vùng giáp ranh ổ dịch tả lợn châu Phi. Nếu lực lượng thú y kiểm tra nếu phát hiện lợn ốm, lợn chết, lợn có dấu hiệu bị tả lợn châu Phi sẽ thu hồi để tiêu hủy. Cuối buổi, lực lượng thú y cũng tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng tại các lò giết mổ này.

Tại các chợ đầu mối trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, các Ban quản lý trợ cũng khuyến cáo các tiểu thương không lấy thịt lợn tại các vùng có ổ dịch của huyện Yên Định.

Theo ghi nhận của phóng viên tại chợ Tân An (thành phố Thanh Hóa), vào lúc đầu giờ sáng, tuy là thời điểm người dân mua thực phẩm nhiều nhất nhưng lượng khách mua thịt lợn cũng bị giảm đáng kể.

"Tôi mong rằng người dân không tẩy chay thịt lợn bởi chúng tôi lấy thịt lợn từ lò mổ được kiểm dịch chặt chẽ, thịt lợn có nguồn gốc, được đóng dấu kiểm dịch của lực lượng thú y", chị Lê Thị Loan, một tiểu thương chợ Tân An chia sẻ.

Tại chợ đầu mối thành phố Thanh Hóa, lượng người dân mua thịt lợn cũng bị giảm hẳn. Bà Nguyễn Thị Phúc, Tổ Trưởng tổ giám sát an toàn thực phẩm cho biết: Bản thân các tiểu thương cũng có ý thức không nhập thịt lợn từ các vùng có ổ dịch tả lợn châu Phi.

Còn vào đầu giờ sáng và đầu giờ chiều, các thành viên trong ban quản lý trợ đầu mối thành phố Thanh Hóa đều kiểm tra các cửa hàng thịt, nếu phát hiện thịt có biểu hiện nghi vấn, sẽ tiến hành lấy mẫu để tex nhanh kiểm tra. Các sản phẩm từ thịt lợn phải có dấu kiểm dịch của thú y mới cho bán ở chợ này. Đến cuối phiên chợ, chúng tôi cũng tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực các cửa hàng thực phẩm nhằm không để phát tán, lây lan bệnh dịch tả lợn châu Phi và các dịch bệnh khác.

Với những giải pháp quyết liệt này hy vọng người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiểu đầy đủ về dịch tả lợn châu Phi, không tẩy chay thịt lợn và được sử dụng thịt lợn an toàn.

Tin, ảnh: Duy Hưng-Khiếu Tư (TTXVN)
Giá lợn giảm nhẹ trước tin dịch tả châu Phi, sức mua vẫn ổn định
Giá lợn giảm nhẹ trước tin dịch tả châu Phi, sức mua vẫn ổn định

Giá thịt lợn tại các tỉnh phía Nam có chiều hướng giảm khi có tin dịch tả lợn xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc, tuy nhiên sức mua vẫn đang ở mức ổn định so với thời điểm trước Tết Nguyên đán.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN