Từng bước hình thành ngành công nghiệp bảo vệ môi trường

Năm 2016 được đánh giá năm với nhiều sự kiện, sự cố môi trường trên toàn quốc. Hơn bao giờ hết, vấn đề môi trường đang là vấn đề cấp bách, tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhân dịp đầu năm mới, báo Tin Tức đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà về những vấn đề môi trường hiện nay và nhiệm vụ năm 2017 của toàn ngành.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà. Ảnh: Doãn Tấn/TTXV

Năm 2016 với nhiều sự kiện tài nguyên và môi trường (TNMT), Bộ trưởng có thể khái quát các sự kiện ngành TNMT năm 2016?

Năm 2016 các sự cố do thiên tai diễn ra trên cả nước từ rét ở miền bắc, biến đổi khí hậu tác động, đến xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, hạn hán miền Trung, Tây Nguyên và cuối cùng là sự cố môi trường biển miền Trung.

Có thể nói năm 2016, thông qua sự cố môi trường Formosa đã thể hiện sự hợp tác hiệu quả của ngành TNMT với các nhà khoa học, quản lý trung ương và địa phương. Thông qua sự cố này, ngành TNMT, Bộ TNMT và bộ ngành địa phương bước đầu kiểm soát được sự cố môi trường, bước đầu cùng người dân khắc phục hậu quả. Hiện nay chúng ta rất tích cực cùng với người dân để giải quyết khó khăn cho người dân.

Bên cạnh đó làm tốt công tác yêu cầu doanh nghiệp phải có biện pháp, kế hoạch cụ thể để khắc phục từ khâu đầu tư công nghệ sản xuất cho đến liên quan đến xử lý môi trường, đảm bảo không xảy ra sự cố tương lai. Trong thời gian tới, chúng ta sẽ tiếp tục rút ra nhiều bài học kinh nghiệm hoàn thiện quản lý TNMT tốt hơn.

Vấn đề suy thoái, ô nhiễm môi trường đã khiến người dân bức xúc về chất lượng môi trường đi xuống, Bộ trưởng và Bộ TNMT đối mặt thách thức như thế nào trong quản lý môi trường hiện nay?


Thực trạng môi trường cũng đã được các nhà khoa học tổng hợp đánh giá và báo cáo. Trên thực tế các thành phần môi trường, đất nước khí, chất thải rắn lỏng trên nhiều địa bàn, nhiều nơi, nhiều lúc rất bức xúc. Ví dụ như hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường không khí ở các đô thị tập trung đông dân cư và phương tiện giao thông, môi trường nước ở các sông, hồ, kênh rạch qua các đô thị, khu công nghiệp…bị suy thoái nghiêm trọng. 

Đó là thực tế đặt ra với cơ quan quản lý môi trường trong thời gian tới phải có biện pháp ngăn chặn việc sự phát triển kinh tế không chú ý đến môi trường, chuyển sang hướng vấn đề môi trường sẽ được quan tâm ngay từ khi đầu tư ban đầu. Đồng thời, có các biện pháp hoàn thành cơ chế chính sách pháp luật đảm bảo nguyên tắc, mục tiêu môi trường là phòng ngừa là chính. Nguyên tắc đó là phải dựa trên công cụ kinh tế, người gây ô nhiễm phải chịu chi trả và chi trả đúng, là toàn xã hội phải chung tay chung sức.

Cùng với việc hoàn thiện cơ chế chính sách chúng ta cần tập trung vào thanh tra kiểm tra đảm bảo thực thi pháp luật trên thực tế. Việc thanh tra, kiểm tra sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách môi trường, tăng cường trách nhiệm cơ quan quản lý các cấp đồng thời tăng cường xử lý các doanh nghiệp không tuân thủ môi trường. 

Bên cạnh đó tạo cơ chế huy động, hình thành ngành công nghiệp bảo vệ môi trường hay nói cách khác bảo vệ môi trường phải được xã hội hóa để các doanh nghiệp có thể tham gia tích cực khắc phục vấn đề môi trường ô nhiễm và xử lý chất thải. Trong tương lai phải coi đầu tư cho môi trường cũng chính là đầu tư cho phát triển, có nghĩa là đầu tư cho nguồn vốn tự nhiên và ngành TNMT cũng là ngành mang lại lợi ích kinh tế và môi trường, giải quyết vấn đề công ăn việc làm trong tương lai.

Bảo vệ môi trường cần sự chung tay của cả cộng đồng. Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN

Một số ý kiến cho rằng Việt Nam có giai đoạn mở cửa, thu hút nhiều nguồn vốn  đầu tư nước ngoài nhưng thực tế một số doanh nghiệp nước ngoài gây sự cố môi trường như sự cố Vedan, Formosa. Nhiệm kỳ này Bộ trưởng có kế hoạch như thế nào hạn chế phát triển kinh tế nóng, tác động đối với môi trường?

Trên thực tế, có những giai đoạn phát triển, chúng ta đã có những chủ trương ưu tiên phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi ưu đãi, đặc biệt về tài nguyên trong đó có vấn đề chấp nhận ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào đã lợi dụng đưa các công nghệ trình độ thấp mà ở nước người ta không cho phép nữa, thứ 2 là dựa vào các tiêu chuẩn môi trường ở các nước họ cao hơn, ở nước ta thấp hơn. Thứ 3 là họ dựa vào các nước như ở Việt Nam khả năng chịu tải môi trường tốt hơn và cơ chế chính sách chưa hoàn thiện. Chính vì thế họ dựa vào lợi nhuận trong đó có giá môi trường mà chúng ta sau này phải trả.

Trong thời gian tới, chúng ta đã xác định hướng tăng trưởng kinh tế dựa vào chất lượng hiệu quả, bền vững, chú trọng BVMT. BVMT vừa là nội dung, vừa là mục tiêu phát triển kinh tế, như vậy thì cũng phải bắt đầu tiếp cận từ cơ chế chính sách, đưa ra chính sách pháp luật đầy đủ đảm bảo vị trí môi trường hài hòa với vị trí phát triển kinh tế bền vững, đảm bảo phúc lợi xã hội. Chúng ta sẽ làm tốt hơn công cụ phòng ngưa, học hỏi kinh nghiệm các nước phát triển về đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược. Hoàn thiện quy hoạch môi trường đảm bảo lợi ích so sánh, làm cơ sở cho hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dựa trên tự nhiên. Sẽ tiếp tục nâng cao các tiêu chuẩn môi trường cũng như tuân thủ và áp dụng quy chuẩn dựa trên khả năng chịu tải của môi trường.

Phải làm tốt hơn thanh tra kiểm tra để pháp luật được thực hiện nghiêm minh, hiệu quả. Và để làm được điều đó đòi hỏi nhiều giải pháp nhưng giải pháp quan trọng nhất là trong thời gian tới phải kiện toàn về tổ chức bộ máy, cơ quan quản lý nhà nc về môi trường từ trung ương đến địa phương trong đó có những điểm mới là tiếp cận quản lý theo vùng vì môi trường là vấn đề không biên giới. Đặc biệt, phải tăng cường bộ máy quản lý nhà nước về môi trường các vấn đề lưu vực sông… Nâng cao chất lượng thanh tra, hiện đại hóa phương tiện, thiết bị.

Cùng đó, tăng cường kiểm soát môi trường với các khu công nghiệp, các doanh nghiệp để làm sao cùng với áp dụng các quy chuẩn thì giám sát được sự tuân thủ của họ đối với môi trường, thông qua quy chuẩn về phác thải. Vấn đề môi trường cần sự chung tay của toàn xã hội, đặc biệt là doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải có ý thức ngay từ đầu đầu tư công nghệ thân thiện môi trường, tiết kiệm nguyên liệu, chất thải phải tái sử dụng, như là một loại tài nguyên. Cùng với đó từng bước hình thành ngành công nghiệp BVMT giải quyết vấn đề môi trường của đất nước.

Năm 2016 ghi nhận tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt tác động ở miền Nam Bộ, năm 2017 Bộ sẽ có giải pháp gì về vấn đề này thưa Bộ trưởng?

Theo xu thế hiện nay thì biến đổi khí hậu là khôn lường, rất khó dự báo. Chúng tôi cũng đặt ra cho toàn ngành năm 2017 là năm dự báo có những diễn biến phức tạp về thiên tai, thời tiết, đặc biệt là biến đổi khí hậu. Đồng thời, nhiều địa bàn như Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ chịu tác động của biến đổi khí hậu mà còn phải chịu tác động kép của các hoạt động của công trình thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông. 

Chính vì vậy mà chúng tôi yêu cầu ngay từ đầu năm toàn ngành tập trung nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thi hành công vụ, chủ động đưa ra dự báo về biến đổi khí hậu, tài nguyên nước, phối hợp chặt các cơ quan có liên quan đưa ra thông tin kịp thời để các địa phương có đủ thời gian để ứng phó biến đổi khí hậu và đồng thời từng bước tăng cường đầu tư, hoàn thiện hệ thống quan trắc trong toàn ngành, đặc biệt là hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn trong cả nước.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Thu Trang - Hằng Trần
Không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế
Không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế

Năm 2016 được ghi nhận là năm có nhiều vấn đề “nóng” trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Đặc biệt, sự cố môi trường biển miền Trung cùng những sự vụ xả thải, đổ thải, chôn lấp chất thải gây ô nhiễm môi trường ở nhiều địa phương... là hồi chuông cảnh báo, đã đến lúc buộc phải thay đổi tư duy đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN