Đây là mục tiêu mà hiện nay nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đang hướng đến, nhất là trong xu thế phát triển của công nghệ theo hướng kết nối và tương tác, nhiều công nghệ chủ đạo của công nghiệp 4.0 đã và đang trở thành công cụ chủ yếu của đô thị thông minh.
Nhiều giải pháp xây dựng đô thị thông minh được các nhà khoa học bàn tại Hội thảo "Giải pháp tổng thể cho Đô thị thông minh - Smart City 360 độ" vào chiều ngày 19/9. |
Tuy nhiên, để xây dựng được ĐTTM như trên, vẫn còn nhiều chuyện để bàn. Bởi hiện nay, Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn “chập chững” trong việc xây dựng ĐTTM. Theo đó, ngày 19/9, trong khuôn khổ Toàn cảnh công nghệ thông tin 2017 đã diễn ra hội thảo khoa học “Giải pháp tổng thể cho Đô thị thông minh - Smart City 360
o" do Viện Khoa học và Công nghệ Tính toán (ICST)
phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh
, Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh (HCA
) tổ chức nhằm góp phần thảo luận, phản biện, tư vấn, góp ý cho các cơ quan chính quyền trong việc xây dựng
ĐTTM tại
TP Hồ Chí Minh nói riêng và các tỉnh thành nói chung
.
Theo Sở Thông tin và Truyền thông (TTTT) TP Hồ Chí Minh, hiện nay nhu cầu sử dụng các thiết bị tự động và có tương tác với con người trong các lĩnh vực quản lý (như an ninh, năng lượng, giao thông...) và an sinh xã hội (như y tế, giáo dục..) cũng ngày càng tăng lên nhanh chóng. Trong bối cảnh đó, TP Hồ Chí Minh đã soạn thảo Đề án xây dựng TP Hồ Chí Minh trở thành ĐTTM giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn 2025.
Thách thức đặt ra khi xây dựng ĐTTM được Sở TTTT TP Hồ Chí Minh đưa ra. |
Thành Ủy – UBND TP Hồ Chí Minh cũng đã xác định mục tiêu xây dựng thành phố trở thành một đô thị thông minh, nơi đáng sống, đáng đến với chính quyền thông minh, công dân thông minh, doanh nghiệp thông minh, dịch vụ thông minh nhằm tăng trưởng nhanh, bền vững, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của thành phố nói riêng và Việt Nam nói chung.
Tuy vậy, để làm được điều này, Phó Giám đốc Sở TTTT TP Hồ Chí Minh Lê Quốc Cường cho biết vẫn còn nhiều thách thức, đó là dân số tăng, chất lượng phục vụ chưa tốt, kinh tế phát triển nhanh nhưng chưa bền vững; việc khuyến khích người dân tham gia vào giám sát, xây dựng và phát triển đô thị chưa hiệu quả.
Theo đó, để xây dựng một ĐTTM, cần phải vượt qua thách thức này, đáp ứng nhu cầu nâng cao công tác dự báo phát triển và điều hành tổng thể của thành phố, tiếp tục thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào 7 chương trình đột phá của thành phố và xu hướng xây dựng ĐTTM theo xu hướng của quốc tế.
Những tiêu chí mắc xích để xây dựng một ĐTTM. |
Cụ thể, với chính quyền, tập trung xây dựng chính quyền điện tử, kết nối chia sẻ thông tin dữ liệu để gia tăng hiệu quả quản lý nhà nước trên các mặt và lĩnh vực hoạt động. Với người dân, tăng cường sự tương tác giữa chính quyền và người dân, các tiện ích phục vụ cho người dân. Với doanh nghiệp, phải kiến tạo môi trường hoạt động minh bạch, đơn giản, thuận tiện để doanh nghiệp hoạt động, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp tư nhân.
Từ những vấn đề trên, ông Lê Quốc Cường đưa ra các giải pháp thực hiện đề án xây dựng ĐTTM. Thứ nhất, xây dựng trung tâm mô phỏng dự báo xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Thứ 2, đề xuất khung công nghiệp tổng quan. Thứ 3, xây dựng kho dữ liệu dùng chung và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở thành phố. Thứ 4, thành lập Trung tâm an toàn an ninh thông tin thành phố. Thứ 5, xây dựng trung điều hành đô thị thông minh. Thứ 6 là tập trung giải quyết các lĩnh vực ưu tiên, như chính quyền điện tử, giao thông, chống ngập, môi trường, y tế, an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, chỉnh trang đô thị…
Bàn thêm vấn đề này, TS Nguyễn Trọng, Ban cố vấn của HCA, nguyên Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT cho rằng, để xây dựng được ĐTTM, cần hiểu rõ một ĐTTM là sử dụng các công nghệ máy tính thông minh để tạo ra một cơ sở hạ tầng then chốt và dịch vụ của một đô thị, thành phố. Vì thế, theo TS. Nguyễn Trọng, 5 việc chính cần làm để xây dựng một ĐTTM.
TS Nguyễn Quang Thanh, GĐ Sở TTTT TP Đà Nẵng cũng chia sẻ để xây dựng ĐTTM, giải quyết ùn tắc giao thông thông qua công nghệ là điều cần làm. |
Thứ nhất, xác định những thông tin cơ bản mà người dân “bấm” là có và sẵn sàng trả tiền như khi sử dụng các dịch vụ điện, nước, thu gom rác… Thứ 2, tạo lập môi trường cho TPTM gồm môi trường công nghệ và môi trường xã hội. Thứ 3, kiến tạo hệ thống các cơ sở dữ liệu dùng chung, tức xây dựng nguồn lực thông tin. Thứ 4, kiến tạo cơ chế suy luận, tìm kiếm, phân tích thông tin theo yêu cầu. Thứ 5, chế tạo những “công tắc”, “vòi nước” cho hạ tầng kỹ thuật – dịch vụ thông tin, sao cho ai cũng sử dụng được chúng để có được thông tin cơ bản một cách dễ dàng”.
Đồng tình vấn đề này, TS. Đoàn Xuân Huy Minh - Viện Khoa học và Công nghệ tính toán đã chia sẻ Dự án Smart Saigon, được xây dựng từ ý tưởng khai thác thông tin từ cộng đồng (information crowsourcing) kết hợp Hệ thống thông tin địa lý để xử lý và hiển thị thông tin xã hội theo thời gian thực.
Cụ thể là một chương trình tự động tổng hợp, hiển thị và chia sẻ các thông tin ngập lụt và giao thông được gửi từ người dùng mạng xã hội, kết hợp với thông tin giao thông và báo ngập chính thức từ các cơ quan quản lý trong khu vực TP Hồ Chí Minh. Các tin báo của cộng đồng về tình hình ngập lụt và giao thông (có thể kèm hình ảnh hoặc video clip) được gửi đến chương trình Smart Saigon trên các trang mạng xã hội (Twitter:#smartsaigon, Facebook: @smartsaigon). Các dữ liệu này sẽ được hệ thống tự động phân tích, đối chiếu và cập nhật tức thời trên một trang bản đồ trực tuyến ở địa chỉ http://smartsaigon.info.
Y tế thông minh cũng là những tiêu chí đang được TP Đà Nẵng hướng đến khi tham gia xây dựng ĐTTM. |
Sau một thời gian nghiên cứu phát triển, Smart Saigon được đưa vào thử nghiệm chính thức từ tháng 5/2017. Nhóm dự án đã tiếp cận nhiều cộng đồng dân cư tại các khu vực có khả năng ngập lụt để mời gọi người dân nhắn tin báo ngập cho hệ thống. Theo TS. Đoàn Xuân Huy Minh, dự án này tuy chỉ mới được đưa vào hoạt động trong thời gian ngắn nhưng đã cho thấy kết quả khả quan từ sự tham gia tích cực của người dân trong hoạt động cảnh báo ngập lụt. Thành công bước đầu trong quá trình triển khai dự án Smart Saigon trong cộng đồng cũng cho thấy sự ủng hộ tích cực của người tham gia và các cơ quan quản lý của nhà nước.
Đặc biệt, với sự phát triển của các phương tiện điện tử hiện đại và sự tiện dụng của các hệ thống di động, kết nối thông minh, người dân đã không còn ngại ngần trong các tương tác với chính quyền. Có thể nói, đây là một tín hiệu khá lạc quan trong việc triển khai những dự án có lợi ích thiết thực trong đời sống người dân, hướng đến mục tiêu xây dựng thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại và thông minh hơn.