Mang gốm Nam Bộ đến với khán giả Thủ đô

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975-2015) và kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-2015), vừa qua, tại Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội, nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa  (Hà Nội) và một số nhà sưu tập cổ vật tư nhân tại các tỉnh, thành phố trên cả nước đã phối hợp tổ chức trưng bày chuyên đề: "Gốm Nam bộ và cổ vật trong các sưu tập tư nhân tiêu biểu". Trưng bày diễn ra đến hết ngày 16/5.

Hiện vật gốm Cây Mai, thế kỷ 19



Nội dung trưng bày gồm 2 phần. Phần 1 "Trưng bày Gốm Nam bộ" giới thiệu khoảng 200 tài liệu, sưu tập hiện vật chọn lọc đặc sắc của nhà sưu tập tư nhân gốm Nam bộ  Nguyễn Thị Thu Hòa, các nhà sưu tập gốm Nam bộ tại TP.Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam. Sưu tập hiện vật gốm Nam bộ có niên đại từ cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 với các bộ sưu tập hiện vật gốm đặc sắc chọn lọc của các lò gốm cổ Nam bộ như: Gốm Cây Mai, gốm Biên Hòa, gốm Thành Lễ, gốm Lái Thiêu.

Hiện vật Đông Sơn, có niên đại 2.500 năm


Phần 2 "Trưng bày cổ vật Việt Nam trong các sưu tập tư nhân tiêu biểu tại Hà Nội và một số tỉnh thành phố như Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Hải Dương, Hà Tây, Bắc Ninh, Nam Hà". Trưng bày giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hiên vật là cổ vật, di vật Việt Nam của các nhà sưu tập tư nhân có niện đại trải dài từ Văn hóa Đông Sơn (cách ngày nay khoảng 2000 – 2500 năm), qua các Triều đại Lý, Trần, Lê Sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Nguyễn. Trưng bày nhằm mục đích bước đầu giới thiệu với đông đảo nhân dân TP. Hà Nội và khách quốc tế đến tham quan Thủ đô Hà Nội một phần tinh hoa di sản văn hóa cổ vật Việt Nam đang được lưu giữ trong các sưu tập tư nhân tại Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy và tôn vinh văn hóa dân tộc.


Trong dịp này, phần trưng bày gốm Nam bộ cũng có tổ chức bình chọn trao giải thưởng cho các nhà sưu tập gốm Nam bộ có hiện vật và sưu tập hiện vật đẹp dự thi theo các tiêu chí bình chọn.


Dân tộc Việt Nam có hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước với rất nhiều chiến công, thành tựu chói sáng. Trong dặm dài lịch sử đấy, người Việt cổ đã sáng tạo và để lại rất nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị cao được thế giới công nhận. Trong kho tàng di sản văn hóa đặc sắc đó, cổ vật, di vật văn hóa vật thể hiện hữu là một bộ phận quan trọng, đang được lưu giữ tại các bảo tàng của nhà nước tại Việt Nam và nước ngoài, các sưu tập, bảo tàng tư nhân tại Việt Nam và nước ngoài và trong lòng đất Việt Nam. Theo Luật di sản văn hóa Việt Nam, nhà nước công nhận quyền sưu tập, lưu giữ cổ vật và di vật văn hóa lịch sử của tư nhân, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia công tác xã hội hóa bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam. 


NĐK. Phan Văn Tiến - GĐ Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - trao giải cho các NST


Thú chơi cổ ngoạn đã được nhà nghiên cứu văn hóa, sưu tập cổ vật nổi tiếng Vương Hồng Sển đặt tên sách; Thú săn cổ vật, sưu tầm những đồ cổ có giá trị về vật chất và tinh thần từ lâu đã trở thành sở thích máu thịt của những người yêu cổ ngoạn Việt Nam. Các nhà sưu tập cổ vật tư nhân xuất thân từ nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau trong xã hội, có người là nhà giáo, có người làm kinh doanh, bác sĩ, kỹ sư… nhưng tất cả đều có chung sở thích và tình yêu cổ vật – Di sản văn hóa Việt Nam. Họ đều có mong muốn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam qua việc sưu tầm, lưu giữ và trưng bày triển lãm phát huy các giá trị tinh hoa của các sưu tập cổ vật tư nhân, góp phần xã hội hóa công tác bảo tồn, bảo tàng của Việt Nam. 


NST Nguyễn Thị Thu Hòa (tài trợ chính triển lãm),TS. Nguyễn Đình Chiến - UV Hội đồng Giám định Cổ vật Bộ VHTT&DL; NĐK. Phan Văn Tiến - GĐ Bảo tàng, TS. Nguyễn Thị Hậu - PTTK Hội KHLS Việt Nam đang thảo luận cách chấm giải các hiện vật đẹp dự thi



DH

Bảo tồn, phát huy di chỉ gốm Chu Đậu
Bảo tồn, phát huy di chỉ gốm Chu Đậu

Việc bảo tồn và phát huy giá trị khu di chỉ gốm Chu Đậu cần được quan tâm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN