Vẻ đẹp bình dị và độc đáo của làng cổ Đông Sơn 

Nằm bên sông Mã thơ mộng, được bao bọc bởi những dãy núi, đồi đan xen, làng cổ Đông Sơn (Phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa) là một trong những ngôi làng cổ tiêu biểu của xứ Thanh mang đậm nét văn hóa lâu đời.

Làng cổ Đông Sơn nằm gần cầu Hàm Rồng lịch sử, tọa lạc trên một thung lũng tựa lưng vào chân núi Cánh Tiên, bên cạnh có dòng sông Mã. Nơi đây cũng là nơi đầu tiên tìm thấy những di chỉ của nền văn minh Đông Sơn và là một trong những ngôi làng cổ tiêu biểu độc đáo của xứ Thanh.

Làng cổ Đông Sơn có cấu trúc theo kiểu làng thuần nông, mang sắc thái làng quê Bắc Bộ, làng có trục đường chính nằm ở giữa và nhiều nhánh nhỏ rẽ vào các hướng, gọi là ngõ xóm. Điều đặc biệt là các ngõ ở đây có những tên gọi rất ý nghĩa: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng.

Nơi đây được đánh giá là 1 trong 10 làng cổ đẹp nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, khác với những làng cổ như Đường Lâm, Phước Tích, Mai Xá… làng cổ Đông Sơn hội đủ 5 yếu tố về khảo cổ, lịch sử văn hóa, danh thắng, cách mạng kháng chiến và kiến trúc.

Chú thích ảnh
Làng cổ Đông Sơn với những con ngõ nhỏ.
Chú thích ảnh
Những con ngõ trong làng mang những cái tên ý nghĩa. Ngõ Nhân là ngõ đầu tiên du khách nhìn thấy khi đi vào làng.
Chú thích ảnh
Ngõ tại Làng cổ Đông Sơn được gắn tên ý nghĩa gồm Nhân - Nghĩa - Trí - Dũng, biểu hiện cho tính cách và phẩm chất của người dân nơi đây.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Đông Sơn vẫn giữ được nhiều nét cổ kính của làng quê nông nghiệp truyền thống.

 

Chú thích ảnh
Những bức tường rêu xanh vượt thời gian.
Chú thích ảnh
Vẻ đẹp cổ kính của làng cổ Đông Sơn còn được tạo nên từ hệ thống kiến trúc của 13 ngôi nhà cổ, trong đó nhà của cụ Lương Trọng Duệ tại số 10 Ngõ Trí, có tuổi đời hơn 200 năm, với kiến trúc tiêu biểu nhất.
Chú thích ảnh
Ngôi nhà cổ của gia đình ông Lương Trọng Duệ còn tương đối nguyên vẹn và đã được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh.
Chú thích ảnh
Nét kiến trúc xưa vẫn được giữ nguyên trạng.
Chú thích ảnh
Trong nhà lưu giữ những vật dụng làm đồng xưa kia.
Chú thích ảnh
Cổng nhà được xây theo lối xưa vẫn còn khá nguyên vẹn.
Chú thích ảnh
Kết cấu xóm làng, kiến trúc nhà cửa, cổng làng... mang đậm dấu ấn của làng Việt xưa.
Chú thích ảnh
Đền thờ Đệ Nhị Thần Hoàng Trịnh Thế Lợi là Cẩm Hoa thị vệ thời Lê, ngài có công lập nên làng Đông Sơn và được người dân suy tôn, chôn cất tại gò cao nhất trong làng.
Chú thích ảnh
Làng cổ Đông Sơn được đánh giá là 1 trong 10 làng cổ đẹp nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, khác với những làng cổ như Đường Lâm, Phước Tích, Mai Xá… làng cổ Đông Sơn hội đủ 5 yếu tố về khảo cổ, lịch sử văn hóa, danh thắng, cách mạng kháng chiến và kiến trúc.
Chú thích ảnh
Chị Dương Thị Tâm, sống tại số 8, ngõ Trí làm nghề trồng rau má đã hơn 10 năm nay.

Hiện nay, nhiều hộ gia đình tại làng Đông Sơn đang “sống khỏe” nhờ cách đưa cây rau má về trồng đan xen lúa, ngô, khoai. Vì thế, nhiều khi người dân vẫn gọi vui nơi đây là "làng rau má". 

Chị Dương Thị Tâm, sống tại số 8, ngõ Trí cho biết, gia đình chị cũng như nhiều gia đình tại làng Đông Sơn, sống chủ yếu làm nghề nông. Những năm gần đây, nhiều hộ trong làng đã chuyển sang trồng cây rau má, đan xen các loại hoa màu như lúa, ngô, khoai... đã đem lại thu nhập tốt và cuộc sống của nhiều hộ dân cũng thay đổi rõ rệt.

"Nhà tôi đã trồng rau má được 10 năm nay, với 2 sào ruộng trồng rau, mỗi tháng thu hoạch một lần, sản lượng mỗi sào khoảng vài chục kg. Do đặc thù là cây ngắn ngày, nên chủ yếu trồng theo kiểu cuốn chiếu. Sau khi thu hoạch lứa này thì lứa khác sẽ đến vụ, cho thu hoạch quanh năm. Vụ nào được mùa thì mỗi ngày bán được 40 - 50 kg", chị Dương Thị Tâm cho hay.

Với giá bán từ 15.000 – 20.000 đồng một kg, mỗi ngày trừ tất cả chi phí, người dân thu về vài trăm nghìn đồng. Tuy nhiên, theo những người trồng rau má tại đây, để có 1 kg rau má bán ra thị trường phải qua nhiều công đoạn gian truân. Rau má sau khi đem về sẽ được rửa qua cho hết cặn bùn, sau đó nhặt lá héo, rồi rửa lại cho sạch... mất nhiều thời gian. 

Bài, chùm ảnh: Thu Trang/Báo Tin tức
Để đào phai Đông Sơn có chỗ đứng 
Để đào phai Đông Sơn có chỗ đứng 

Những ngày này, về với làng đào phai Đông Sơn, xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, du khách sẽ được hòa mình vào cảnh quan thiên nhiên vô cùng đặc sắc. Xen giữa những đồi keo bạt ngàn xanh mát là những vườn đào phai được người dân trồng từ nhiều năm trở lại đây.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN