Vũ khí Đức hư hỏng sau khi được dùng ở Ukraine

Hôm 29/7, tờ Der Spiegel đưa tin các khẩu đội pháo của Đức đang bị hư hỏng nặng nề chỉ một tháng sau khi được chuyển giao cho Ukraine.

Chú thích ảnh
Khẩu đội pháo Panzerhaubitze 2000 của quân đội Đức khai hỏa trong cuộc tập trận của NATO ở Grafenwoehr. Ảnh: AFP

Trang tin tức của Đức dẫn các nguồn thạo tin cho biết một số trong 7 khẩu đội pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 được gửi đến Ukraine từ cuối tháng 6 đang có dấu hiệu hư hỏng. Một số phần cứng bị lỗi và cần sửa chữa.

Quân đội Đức cho rằng vấn đề xuất phát từ số lượng đạn pháo mà lực lượng Ukraine đã bắn đi hàng ngày. Điều này đã làm hỏng cơ chế nạp đạn của pháo. Tờ báo Đức lưu ý Ukraine đang bắn hơn 100 viên đạn/ngày – mức vốn được coi là cường độ cao đối với Panzerhaubitze 2000.

Do nguồn dự trữ đạn sắp cạn kiệt, Ukraine đang phải sử dụng khẩu đổi pháo của Đức để bắn các loại đạn không tương thích. Song nguồn tin cho biết sau khi nhận ra rằng pháo của họ không thể bắn đạn chính xác cao, quân đội Đức đã gửi linh kiện thay thế để khắc phục tình hình. Berlin cũng đang làm việc để thành lập một trung tâm sửa chữa ở Ba Lan để đưa lựu pháo hoạt động trở lại.

Panzerhaubitze 2000 không phải là loại vũ khí nước ngoài duy nhất thất bại trên chiến trường Ukraine. Các binh sĩ Ukraine cho biết các bệ phóng tên lửa Javelin – hệ thống tên lửa di động vác vai do Anh và Mỹ viện trợ - cũng “hoàn toàn vô dụng” trong nhiệm vụ tác chiến đô thị. Kiev cũng tiết lộ rằng họ đã gặp vấn đề về pin của các ống phóng tên lửa NLAW và không thể sử dụng loại vũ khí này.

Tờ Der Spiegel cũng tiết lộ rằng 5 chiếc xe tăng phòng không Gepard mà Đức đã viện trợ cho Ukraine cũng gặp phải vấn đề không tương thích với đạn của Na Uy. Các nhà phân tích Anh và Mỹ nhận định tình trạng kết hợp các hệ thống vũ khí từ các nhà cung cấp khác nhau là một thách thức nghiêm trọng đối với Kiev.

Vân Khánh/Báo Tin tức
Bán vũ khí cho Ba Lan, Hàn Quốc đang tiến gần hơn đến xung đột Ukraine?
Bán vũ khí cho Ba Lan, Hàn Quốc đang tiến gần hơn đến xung đột Ukraine?

Thỏa thuận vũ khí lớn nhất từ trước đến nay của Hàn Quốc sẽ đưa quốc gia này trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn cho châu Âu kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN