Các hồ chứa lớn đều đạt trên 80% dung tích thiết kế và đang vận hành theo đúng quy trình (đang mở các cửa van tràn). Đặc biệt có một số hồ đang có mực nước cao như: Khe Tân, Thạch Bàn; các hồ đang xả tại Quảng Nam như: Phú Ninh xả 310 m3/s; Vĩnh Trinh: 62m3/2; tại Bình Định: Vạn Hội xả 20 m3/s, Thuận Ninh 102 m3/s, Định Bình 2403 m3/s; Hội Sơn 124 m3/s. Các hồ chứa nhỏ thuộc các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Tây Nguyên cơ bản đã đầy nước, các hồ chứa thuộc các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận đạt 80-85% dung tích thiết kế. Sơ tán 79.000 người dânTheo báo cáo chưa đầy đủ của các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Kon Tum, Gia Lai, đã có 24 người chết do lũ và 10 người mất tích. Trong đó, riêng tỉnh Bình Định đã có đến 12 người, 8 người ở Quảng Ngãi, 2 người ở Quảng Nam, 1 người ở Kon Tum và 1 người ở Gia Lai.
Ngoài ra, lũ đã làm đổ sập và cuốn trôi 45 ngôi nhà; 166 ngôi nhà bị tốc mái, khoảng 98.311 nhà bị ngập; hơn 1.000 ha lúa và 761 ha hoa màu bị ngập úng, hư hỏng.
Các tỉnh từ Quảng Nam đến Phú Yên đã tiến hành sơ tán hơn 19.000 hộ dân với gần 79.000 người từ các vùng ven biển, vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, trũng thấp... đến nơi ở an toàn. Riêng Quảng Ngãi di dời hơn 16.000 hộ với gần 67.000 người.
Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, ngày 16/11, đoàn công tác
của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương (PCLBTW) đã đến Quảng Ngãi, Bình Định để chỉ đạo đối phó với mưa, lũ.Văn phòng Ban chỉ đạo PCLBTW thường xuyên liên lạc với Trực ban các tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ và Tây nguyên đôn đốc việc thực hiện các công điện của Ban chỉ đạo, đồng thời theo dõi chặt chẽ các diễn biến về mưa, mực nước sông, tình hình ngập lụt tại các địa phương.
Thu Phương