Hà Nội duy trì thứ hạng cao về cải cách hành chính

Theo Sở Công Thương Hà Nội, trong thời gian qua thành phố Hà Nội đã lựa chọn 6 Sở, 9 quận, huyện, 27 xã, phường, thị trấn để khảo sát chỉ số hài lòng của người dân. Tổng số phiếu khảo sát là 1.260 phiếu. Kết quả cho thấy, người dân đánh giá cao cải cách hành chính của các cơ quan nhà nước.

Chú thích ảnh
Người dân đến làm thủ tục tại bộ phận một cửa Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội, quận Thanh Xuân. Ảnh: Đỗ Phương Anh/TTXVN

Chỉ số cải cách hành chính của thành phố Hà Nội năm 2018 đạt 83,9792%, xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2018 của Hà Nội xếp thứ 54, tăng 2 bậc so với năm 2017. Một số chỉ tiêu thành phần tăng khá như “Thủ tục hành chính công” tăng 29 bậc lên vị trí 20, “Công khai, minh bạch” tăng 11 bậc lên vị trí 42; 4 chỉ số thành phần còn lại giảm thứ hạng. Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index) giữ vững vị trí thứ 2/63 tỉnh, thành phố.

Đến nay, thành phố đã có 1.031 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; trong đó, 893 dịch vụ công trực tuyến mức 3 và 1 dịch vụ công trực tuyến mức 4, bao gồm các dịch vụ công trực tuyến mức tiếp nhận từ các Bộ, ngành, các Dịch vụ công trực tuyến mức do đơn vị tự triển khai và thành phố triển khai trên cổng dịch vụ công dùng chung  đạt 55% tổng số thủ tục hành chính của thành phố.

Hà Nội tiếp tục được Trung ương đánh giá rất cao về cải cách hành chính, đặc biệt là tính năng động, sáng tạo, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành.  Tiếp tục triển khai sâu rộng thực hiện chủ đề năm 2019 "Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị" gắn với cải cách hành chính và thi đua - khen thưởng, Hà Nội đã chỉ đạo các cấp, ngành xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện, rà soát các khâu yếu, tăng cường hiệu quả phối hợp và trách nhiệm trong xử lý công việc. 

Thành phố cũng tổ chức thực hiện hệ thống lập kế hoạch và đánh giá định kỳ (tuần, tháng, quý, năm) tới từng cán bộ, công chức theo đúng đề án vị trí việc làm gắn với việc thi đua, khen thưởng, kỷ luật và bổ nhiệm cán bộ.

Toàn bộ các quận, huyện, thị xã đã xây dựng bộ chỉ số đánh giá cải cách hành chính cấp xã và triển khai thực hiện; một số đã xây dựng và đưa vào áp dụng bộ Chỉ số đánh giá cải cách hành chính cấp phòng.

Các chỉ số thành phần cải cách hành chính của thành phố Hà Nội được Bộ Nội vụ đánh giá khá cao và toàn diện; trong đó, 7/8 chỉ số thành phần đạt kết quả trên 80%.  Một số chỉ số thành phần được Trung ương nhìn nhận đánh giá rất cao như: hiện đại hóa hành chính, xây dựng và tồ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng và nâng cao chất lượng dội ngũ cán bộ, công chức.

Thời gian tới, Hà Nội tiếp tục triển khai nhiều cách làm mới, nổi bật trong cải cách thủ tục hành chính, đổi mới phương thức cung ứng dịch vụ hành chính công. Điều này góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền thành phố và cải thiện mức độ hài lòng, niềm tin của người dân, doanh nghiệp đối với cơ quan nhà nước.

Nam Giang (TTXVN)
TP Hồ Chí Minh có nguy cơ 'vỡ' kế hoạch đột phá cải cách hành chính
TP Hồ Chí Minh có nguy cơ 'vỡ' kế hoạch đột phá cải cách hành chính

"Các đơn vị có thể là làm ngày, làm đêm sao cho đến cuối tháng 6 phải xong 40 bộ thủ tục hành chính được liên thông giữa các Sở. Không thể để tình trạng 6 tháng chỉ được có 10 bộ thủ tục hành chính liên thông giữa các Sở, ngành. Làm chậm như vậy là không ổn, không thể gọi là năm đột phá về cải cách thủ tục hành chính".

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN