Hết thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp có được học nghề?

Bạn đọc hỏi: Trường hợp người lao động (NLĐ) đã hết thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) theo quy định mà vẫn tiếp tục học nghề hoặc chuẩn bị tham gia khóa học thì có được tiếp tục học đến hết khóa học không? Hồ sơ xin học nghề như thế nào?

Chú thích ảnh
Học nghề tại trường trung cấp nghề giao thông công chính Hà Nội

Về vấn đề này, theo Nghị đinh số 28/2015/NĐ-CP, ngày 12/3/2015 của Chính phủ và Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) hướng dẫn thực hiện vấn đề này như sau: Trường hợp NLĐ đã hưởng hết thời gian được hưởng TCTN theo quy định mà vẫn tiếp tục học nghề hoặc chuẩn bị tham gia học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở LĐTBXH thì vẫn được hỗ trợ học nghề cho đến hết thời gian học nghề.

Thời điểm bắt đầu học nghề của NLĐ sau khi ban hành quyết định về việc hỗ trợ học nghề nhưng không quá 3 tháng kể từ ngày NLĐ hết hạn hưởng TCTN theo quyết định về việc hưởng TCTN của giám đốc Sở LĐTBXH.

NLĐ có nhu cầu học nghề thì phải nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề cho trung tâm dịch vụ việc làm (TTDVVL). Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) gồm: Đề nghị hỗ trợ học nghề theo mẫu do Bộ trưởng Bộ LĐTBXH quy định. Riêng hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với người thất nghiệp có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 9 tháng trở lên nhưng không thuộc diện hưởng TCTN: Đề nghị hỗ trợ học nghề theo quy định; bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP; sổ BHXH.

Sau 3 tháng kể từ ngày hết thời hạn trả kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề, nếu NLĐ không đến TTDVVL để nhận lại sổ BHXH thì TTDVVL chuyển sổ BHXH của NLĐ đó đến BHXH cấp tỉnh để quản lý.

 

XC/Báo Tin tức
Tỷ lệ thất nghiệp giảm, nhưng lao động trình độ sơ cấp nghề lại chật vật hơn để tìm việc làm
Tỷ lệ thất nghiệp giảm, nhưng lao động trình độ sơ cấp nghề lại chật vật hơn để tìm việc làm

Quý II/ 2018, nhóm trình độ sơ cấp nghề thất nghiệp tăng 3.500 người, với số lượng là 23.600 người và chiếm tỷ lệ 1,31%. Đáng lưu ý, trong quý này có 511.200 thanh niên thất nghiệp, tăng nhẹ so với quý I/2018.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN