Hướng đi mới cho đào tạo nghề ở Lạng Sơn


Người học yên tâm vì có điều kiện tăng thêm thu nhập sau khi được học nghề, người dạy cũng phấn khởi vì tạo được việc làm cho lao động nông thôn… Đó là hiệu quả bước đầu của lớp dạy nghề may công nghiệp, do Trung tâm dạy nghề Công đoàn Lạng Sơn lần đầu tiên tổ chức, tại thành phố Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn).

Được đào tạo nghề, chị em có việc làm và thu nhập ổn định.


Dân bức xúc


Sau khi học lớp dạy nghề may công nghiệp, chị Hoàng Thị Hương Hà, ở xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn, đã có việc làm ngay tại cơ sở may "Như May", ở thành phố Lạng Sơn. Công việc phù hợp, lại có mức lương ổn định nên chị Hà rất phấn khởi. Chị Hà cho biết: "Lớp học nghề may công nghiệp đã giúp tôi có nhiều kiến thức bổ ích, có thể áp dụng ngay vào công việc".

Cũng như chị Hà, gần 30 học viên của lớp dạy nghề sau khi kết thúc khóa học, ngoài việc được cấp chứng nhận, chứng chỉ học nghề, còn được giải quyết việc làm ngay. Với mức lương khoảng 4 - 5 triệu đồng/người/tháng, so với làm nông nghiệp tại địa phương, người lao động có mức thu nhập cao hơn, công việc lại ổn định.

Chị Chu Kim Ngân, xã Tân Việt, huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) cho biết: "Mỗi học viên sau khi kết thúc khóa học được giới thiệu đến các doanh nghiệp trên địa bàn, bắt tay ngay vào công việc và áp dụng những kiến thức đã học. Mức thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng rất tốt đối với người dân chúng tôi".

Từ khi Chính phủ triển khai Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn, có rất nhiều lớp dạy nghề trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã được mở. Tuy nhiên, ở một số địa phương, vấn đề giải quyết việc làm cho các học viên sau khi học nghề vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Lớp dạy nghề may công nghiệp do Trung tâm dạy nghề Công đoàn Lạng Sơn mở đã khắc phục được bất cập này. Lớp học đầu tiên này đã có "đầu ra" phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người học nghề.

Hoạt động đã tư vấn giới thiệu việc làm của Trung tâm Giới thiệu việc làm Lạng Sơn tại xã Điềm He, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN.


Để tạo thuận lợi cho các học viên, Trung tâm đã đầu tư trang thiết bị cho lớp học nghề, tích cực liên hệ với các doanh nghiệp, cơ sở may trên địa bàn để tìm nguồn hàng về cho học viên may gia công trong thời gian học; đồng thời tìm "đầu ra" cho sản phẩm của học viên.

Anh Nguyễn Mạnh Cường, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm dạy nghề Công đoàn Lạng Sơn cho biết: Chức năng chính của trung tâm là dạy nghề ngắn hạn và liên kết đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động. Đến thời điểm này, Trung tâm là một trong những đơn vị dẫn đầu của tỉnh về công tác đào tạo nghề.

Không chỉ riêng với lớp dạy may công nghiệp mà đối với cả các lớp dạy nghề khác, Trung tâm đều cử cán bộ đến từng nhà vận động, thông qua các hội, các tổ chức đoàn thể để tuyển sinh và liên kết với các doanh nghiệp để có việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp.

Không chỉ đào tạo nghề, Trung tâm còn kết hợp với doanh nghiệp đào tạo lại cho học viên, tư vấn nghề nghiệp phù hợp để khi đến với các doanh nghiệp, các học viên sẽ có việc làm lâu dài và có mức thu nhập phù hợp.

Thời gian tới, Trung tâm dạy nghề lao động Công đoàn Lạng Sơn tiếp tục mở thêm 2 lớp dạy nghề may công nghiệp cho lao động nông thôn, nhất là các lao động nữ, góp phần giải quyết tình trạng lao động thiếu việc làm và từng bước nâng cao chất lượng nguồn lao động ở địa phương.


Hoàng Nam
Phát triển nhân lực đào tạo nghề
Phát triển nhân lực đào tạo nghề

Lao động thiếu kỹ năng nghề khiến doanh nghiệp phải đào tạo lại đang là vấn đề được xã hội quan tâm. Do đó, cần có sự đột phá trong công tác đào tạo nghề nhằm đáp ứng quá trình tái cơ cấu kinh tế.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN