Âu thuyền Thọ Quang ngập các loại rác thải. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN |
Trước tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực âu thuyền và cảng cá Thọ Quang, UBND thành phố Đà Nẵng đã có văn bản yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Ban quản lý khu vực trên gia hạn thời gian ngăn chặn các nguồn xả thải từ các cửa xả, nước thải từ chợ đầu mối thủy sản Đà Nẵng, cảng cá, Trạm xử lý nước thải Sơn Trà… chưa được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn môi trường trước khi xả thải vào âu thuyền đến ngày 31/12.
Theo đó, UBND thành phố đồng ý cho phép các đơn vị cải tạo, xây dựng một
số hạng mục của Trạm xử lý nước thải chợ đầu mối thủy sản hiện hữu
thành bể gom các thiết bị tách lọc rác tinh nhằm loại bỏ các chất rắn lơ
lửng kích thước lớn, kết hợp sục khí trước khi đấu nối vào hệ thống thu
gom của Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Đà Nẵng đưa về Trạm xử lý nước
thải Sơn Trà. Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng chủ
trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty Phát triển và
Khai thác hạ tầng khu công nghiệp và các đơn vị liên quan tiến hành làm
việc và yêu cầu công ty Trách nhiện hữu hạn chế biến thủy sản Sơn Trà
không được cải tạo phân xưởng xử lý phế liệu và lắp đặt hệ thống xử lý
mùi.
Ban quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cần khẩn trương xây dựng, bàn giao hệ thống thu gom nước thải phía Tây âu thuyền Thọ Quang để bàn giao cho công ty và xử lý nước thải vận hành; chủ trì phối hợp với công ty thoát nước và xử lý nước thải, đơn vị tư vấn đánh giá xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp không để nước tràn qua của tràn chảy vào âu thuyền đối với 6 cửa xả đã bàn giao. Đồng thời, đôn đốc nhà thầu xây dựng sớm hoàn thành và đưa vào vận hành thử nghiệm Trạm xử lý nước thải Sơn Trà...
Ông Huỳnh Văn Phương, Trưởng Ban quản lý âu thuyền và cảng cá Thọ Quang cho biết, trước thực trạng trên, đơn vị tiếp tục tổ chức tuyên truyền dưới nhiều hình thức cho các tổ chức, cá nhân biết những quy định cấm trong khu vực âu thuyền và cảng cá Thọ Quang, cũng như các hình thức xử lý khi tổ chức, cá nhân vi phạm; đồng thời tiến hành ký cam kết với các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hàng các quy định về quản lý âu thuyền, cảng cá và chợ cá Thọ Quang.
Đến nay, đơn vị vẫn duy trì công tác phát thanh tuyên truyền trên hệ thống loa 2 lần/ngày, mỗi lần 2 giờ các bản tin về môi trường; mua thùng chứa thủy sản rơi vãi đặt tại 3 cầu cảng và cử nhân viên thường xuyên kiểm tra để kịp thời xử lý hải sản trong thùng hàng ngày; tổ chức ký cam kết 377 chủ xe, 602 chủ tàu thuyền, 295 thương nhân trong chợ đầu mối ký cam kết thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường...
Một tàu cá ngang nhiên xả nước thải gây ô nhiễm môi trường tại âu thuyền Thọ Quang. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN |
Đối với việc xử lý nước xả thải, các đơn vị đang khẩn trương thực hiện việc cải tạo, nâng cấp hệ thống thu gom nước thải của các khu vực chợ cá để đảm bảo việc thu gom toàn bộ nước thải phát sinh từ quá trình vệ sinh, vận chuyển thủy sản; đồng thời đầu tư hệ thống họng xả, máy bơm để thu gom nước thải từ các tàu cá, xe vận chuyển khi đậu, đỗ tại chợ cá để đưa về trạm xử lý nước thải của chợ cá xử lý cục bộ trước khi đưa về hệ thống tập trung tại khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Đà Nẵng để tiếp tục xử lý.
Đặc biệt, nghiêm cấm các chủ tàu cọ rửa, vệ sinh hầm tàu trong khu vực và yêu cầu bơm nước thải phát sinh trong quá trình bảo quản hải sản lên cầu cảng, nghiêm cấm xả thải trực tiếp ra môi trường. Bên cạnh đó, đơn vị thường xuyên phối hợp với Phòng Cảnh sát Môi trường (Công an thành phố Đà Nẵng) lấy mẫu nước thải tại các cửa xả 3 lần/cửa xả/tháng...