Không khí đón Tết tại Nha Trang

Theo phong tục truyền thống của người dân Việt Nam, ngày đầu tiên của năm thường là ngày đi chùa cầu may mắn và xin lộc thì cả năm sẽ sung túc, khỏe mạnh, làm ăn phát tài… Chính vì vậy, trong ngày mùng 1 Tết âm lịch (19/2) tại TP Nha Trang, rất đông người dân đi chùa, trong đó có cả du khách trong và ngoài nước.


Lễ hội đi chùa cầu an, may mắn, phước lộc để cả năm sung túc là nét văn hóa truyền thống không thể thiếu trong ngày mùng 1 Tết âm lịch


Một trong những ngôi chùa nổi tiếng được nhiều người dân và du khách biết đến lễ phật cầu an, đó là chùa Long Sơn. Ngôi chùa nổi tiếng nhất đất biển mang trên mình không những về bề dày lịch sử mà còn là nét đẹp tâm linh không nơi nào có được. Trải qua bao năm tháng chiến tranh khốc liệt, biết bao lần di dời, nơi đây vẫn giữ cho mình được vẻ đẹp bình dị, gần gũi.

Chùa Long Sơn là ngôi chùa được nhiều người dân và du khách đến cầu an và tham quan nhiều nhất mỗi khi lễ hội.


Điểm nhấn của ngôi chùa này chính là có pho tượng Kim Thân Phật Tổ, được sách kỷ lục Guinness Việt Nam ghi nhận là "tượng Phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam", cao 1,6 m và nặng 700 kg. Tuy nhiên, những người con phật tử xa xôi tìm đến chùa Long Sơn không hẳn bởi nó sở hữu bức tượng phật khổng lồ, hay sự hoành tráng của nó, mà đến với nơi đây, để tìm về chốn bình yên, thanh tịnh, tìm một lời thỉnh cầu bình an cho gia đình, bạn bè.

Rất đông khách thập phương và du khách trong và ngoài nước đến Tháp bà Po Nagar để cầu an...


Ngoài chùa Long Sơn, ngôi đền Chăm Pa, hay còn gọi la tháp bà Po Nagar cũng là một trong những điểm lấy lộc, cầu may những ngày đầu xuân của người dân nơi đây. Ngôi đền nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 10-12 mét so với mực nước biển, ở cửa sông Cái (sông Nha Trang) tại Nha Trang, cách trung tâm thành phố khoảng 2 km về phía bắc.


Tên gọi "Tháp Po Nagar" được dùng để chỉ chung cả công trình kiến trúc này, nhưng thực ra nó là tên của ngọn tháp lớn nhất cao khoảng 23 mét. Nữ vương Po Ina Nagar (còn gọi là Yan Pu Nagara, Po Ino Nagar hay Bà Đen mà người Việt gọi là Thiên Y Thánh Mẫu Ana) là vị nữ thần được tạo nên bởi áng mây trời và bọt biển, người tạo dựng ra Trái Đất, sản sinh gỗ quí, cây cối và lúa gạo. Bà có 97 chồng, trong đó chỉ một mình Po Yan Amo là người có uy quyền và được tôn trọng hơn cả. Bà có người con gái, tất cả đều hóa thân thành nữ thần.


Từ Tháp bà Po Nagar nhìn xuống, du khách có thể thấy một góc nhà cầu xóm Bóng, nơi rất nhiều tàu đánh cá tập trung...


Tương truyền, tượng bà Thiên Y Thánh Mẫu Ana theo tín ngưỡng phồn thực của người Chăm, không có quần áo. Po Nagar hiện nay được người Việt Nam sử dụng, nhưng đã cho nữ thần ăn mặc theo kiểu Phật. Ngôi đền này cũng nổi tiếng đối với tất cả các du khách nước ngoài. Chính vì vậy, những du khách đến đây đều không thể bỏ qua một trong những điểm nhấn thiêng liêng tại vùng biển Nha Trang, Khánh Hòa.

Tuy nhiên, so với năm ngoái thì lượng khách Nga đến du lịch Nha Trang sụt giảm dù đang mùa nghỉ đông.


So với mọi năm, ngày đầu tiên của Tết Ất Mùi vẫn còn vắng khách du lịch. Nguyên nhân, lượng khách Nga chủ lực đang bị suy giảm mạnh từ quý 4/2014 đến nay.  Theo đó, từ 29 đến mùng 10 Tết âm lịch, dự kiến có 61 chuyến bay quốc tế đến sân bay Cam Ranh.  Nhưng, lượng khách Nga đến Nha Trang – Khánh Hòa chỉ còn khoảng 20 chuyến bay (giảm 50%). Riêng chuyến bay từ Matxcova đến sân bay Cam Ranh của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines đã hủy từ tháng 1 năm nay.


Bù lại, lượng khách Trung Quốc lại tăng vọt và du lịch biển là nơi họ thích đến nhất.


Tuy nhiên, theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa,bù lượng khách Nga sụt giảm thì lượng khách Trung Quốc sẽ tăng mạnh. Cụ thể, ngoài  hai chuyến bay từ Hàn Quốc sang do hãng Korean Air khai thác, thị trường Trung Quốc vượt lên với 25 chuyến (tăng 47%) từ các thành phố Côn Minh, Thành Đô, Bắc Kinh, Thẩm Quyến, Hàng Châu và Triết Giang đến sân bay Cam Ranh trong dịp Tết Nguyên đán.  


Xin chữ tại Tháp bà Po Nagar.


Theo ước tính của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, từ tháng 1 đến tháng 3/2015, có khoảng 6 chuyến bay (đã đăng ký) đưa khách Trung Quốc đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng tại Nha Trang-Khánh Hòa. Dự báo, thị trường này tiếp tục tăng cao trong năm nay. Đây là thị trường khách có khả năng chi tiêu cao, với thời gian lưu trú từ 4-5 ngày, lưu trú tại các khách sạn từ 4-5 sao và đặc biệt ưa chuộng loại hình du lịch biển đảo


Tàu du lịch xông đất đầu tiên tại Nha Trang ngày mùng Một Tết.


Có thể thấy, khởi đầu cho mùa du lịch ngày đầu tiên của Tết Ất Mùi, trưa mùng 1 Tết, chuyến tàu biển có tên SILVER WIND, quốc tịch Bahamas đã đưa 250 khách du lịch cùng với 230 thuyền viên cập cảng Nha Trang  xông đất đầu năm. Chính vì vậy, các hoạt động,  dịch vụ du lịch  tại Nha Trang không lo “ế” khách đầu năm, hứa hẹn sẽ sôi động các chương trình đón Xuân hấp dẫn nhằm giới thiệu, quảng bá đến du khách trong và ngoài nước bản sắc văn hóa Tết Việt cũng như các sản phẩm, dịch vụ độc đáo của du lịch Khánh Hòa.


Rất nhiều du khách nước ngoài rất thích thú khi được ăn Tết tại miền biển Nha Trang.




 Bài, ảnh: Hải Yên

Làng cười Văn Lang ngày Tết
Làng cười Văn Lang ngày Tết

Mỗi độ Tết đến, Xuân về, người dân làng Văn Lang, xã Văn Lương, huyện Tam Nông (tỉnh Phú Thọ) lại cùng chuẩn bị cho “Cuộc thi kể chuyện tếu”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN