Lao động nữ dễ tổn thương khi doanh nghiệp muốn cắt giảm nhân công

Đó là nhận định tại Diễn đàn đa phương “Thúc đẩy bình đẳng giới trong kỷ nguyên số và hội nhập” vào ngày 18/7 do Bộ Lao động Thương binh Xã hội (LĐTBXH) tổ chức tại Hà Nội.

Quang cảnh diễn đàn.

Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thị Hà cho biết, trong những năm qua, hệ thống pháp luật và chính sách của Việt Nam về thúc đẩy bình đẳng giới đã không ngừng được xây dựng, sửa đổi, bổ sung theo hướng tiến bộ. Luật Bình đẳng giới ra đời năm 2006 đánh dấu một giai đoạn mới thay đổi về chất trong thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam. Các chính sách khác về giảm nghèo, hỗ trợ khởi nghiệp , tạo việc làm, hỗ trợ người lao động , học sinh, sinh viên… đều chỉ rõ những ưu tiên các đối tượng thụ hưởng là nữ.


Việt Nam đã được các tổ chức quốc tế đánh giá là quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong 20 năm. Tỷ lệ phụ nữ tham gia thị trường lao động khá cao đạt trên 70%, phụ nữ làm chủ doanh nghiệp và chủ cơ sở sản xuất kinh doanh đạt 31,6%. Các chỉ số phát triển giới, chỉ số khoảng cách giới và chỉ số bất bình đẳng giới đều đạt ở mức trung bình cao.


Mặc dù đạt được nhiều thành tựu quan trọng, song Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức về bình đẳng giới. Sự tham gia của phụ nữ trong quản lý và lãnh đạo ở các cấp còn thấp, trình độ chuyên môn kỹ thuật của nữ vẫn thấp hơn nam giới; lao động nữ có thu nhập bình quân thấp hơn nam giới khoảng 10%; lao động nữ là đối tượng dễ tổn thương hơn khi doanh nghiệp có nhu cầu cắt giảm nhân công… Bên cạnh đó, phụ nữ còn gặp phải những vấn đề khác như bạo lực gia đình, là nạn nhận của buôn bán người, bóc lột lao động, xâm hại tình dục.


“Kỷ nguyên số, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với sự ứng dụng nhanh chóng và rộng rãi các tiến bộ công nghệ như Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, người máy… dự báo sẽ có những tác động to lớn đến nhiều mặt đời sống, kinh tế xã hội. Kỷ nguyên số sẽ mở ra nhiều cơ hội để phát triển nền kinh tế tri thức, các hình thức kinh doanh mới và đây cũng được là cơ hội để cho cả phụ nữ và nam giới tham gia vào thị trường lao động và thúc đẩy bình đẳng giới thực chất”, bà Nguyễn Thị Hà cho biết.


Tại diễn đàn, các chuyên gia về lao động, bình đẳng giới đều cho rằng kỷ nguyên số sẽ tác động lớn đến việc sử dụng lao động tại các doanh nghiệp, trong đó có việc đưa công nghệ, máy móc thay thế con người. Do đó, bên cạnh các vấn đề về luật pháp là việc nâng cao trình độ, sự hiểu biết của của người lao động để tự bảo vệ mình, vừa tích cực tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội.


“Đây cũng là luận cứ cho việc tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới, cũng như việc hoàn thiện các chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và thực hiện các sáng kiến mới về thúc đẩy bình đẳng giới trong kỷ nguyên số và hội nhập”, bà Nguyễn Thị Hà cho biết.

XC/Báo Tin tức
Chính sách hỗ trợ đóng BHXH chưa hấp dẫn người dân tham gia
Chính sách hỗ trợ đóng BHXH chưa hấp dẫn người dân tham gia

Số người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tăng hàng năm rất thấp, do số người rút BHXH một lần gia tăng gần đây, ảnh hưởng lớn đến diện bao phủ an sinh xã hội.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN