Khướu đầu đen má xám, một loài chim đặc hữu của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang. Ảnh: Phạm Kha/TTXVN |
Theo đó, từ nay đến năm 2020, nguồn kinh phí trên được Lâm Đồng dùng để duy trì và phát triển Khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang và các Vườn quốc gia: Bidoup-Núi Bà, Cát Tiên. Đồng thời, thành lập mới và đưa vào hoạt động khu dự trữ thiên nhiên Đơn Dương, các khu bảo tồn loài/sinh cảnh như Núi Voi, Phát Chi, Madagui; xây dựng và đưa vào hoạt động Bảo tàng Thiên nhiên Tây Nguyên, Công viên bảo tồn động vật hoang dã Tây Nguyên và các Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã.
Bên cạnh đó, nâng cao độ che phủ rừng tối thiểu đạt 55%, hạn chế các tác động xâm hại đến rừng tại các địa phương trong tỉnh.
Ngoài ra, chương trình của dự án trong giai đoạn 2017 - 2020 cũng ưu tiên đầu tư vào các nhóm lĩnh vực như nâng cao nhận thức cộng đồng, năng lực quản lý về bảo tồn đa dạng sinh học; quy hoạch chi tiết và thành lập các khu bảo tồn; xây dựng, phát triển các cơ sở bảo tồn; tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các khu bảo tồn…
Dự án Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt nhằm mục đích nghiên cứu, đề xuất các định hướng, giải pháp và cơ chế chính sách bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên, các loài và nguồn gen nguy cấp, quý hiếm trên địa bàn tỉnh; đồng thời, duy trì và phát triển dịch vụ hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu tại địa phương.