Chi cục Kiểm lâm Vĩnh Phúc thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho người dân là biện pháp tốt nhất để phòng chống cháy rừng. |
Tỉnh thành lập Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng từ cấp tỉnh đến cấp xã và phân công lực lượng túc trực 24/24 giờ ở những vùng trọng điểm cháy.
Cùng với đó, tỉnh đã xây dựng các phương án phối hợp với chính quyền cấp xã, thôn, làng sinh sống gần rừng để bảo vệ rừng; phương án phòng chống cháy rừng và khả năng huy động các lực lượng tham gia chữa cháy.
Tỉnh tập trung tuyên truyền, vận động người dân sống gần rừng sử dụng lửa an toàn; hướng dẫn kỹ thuật phòng chống cháy rừng cho người dân.
Thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc hiện có hơn 4.639 ha đất lâm nghiệp, chiếm ,58% diện tích đất tự nhiên; trong đó, có hơn 1.541 ha rừng phòng hộ, hơn 534 ha rừng đặc dụng và hơn 2.563 ha rừng sản xuất; tập trung chủ yếu ở xã Ngọc Thanh, xã Cao Minh, phường Đồng Xuân và phường Xuân Hòa.
Do ảnh hưởng của dãy núi Tam Đảo, lượng mưa ở thị xã Phúc Yên luôn thấp hơn toàn vùng làm cho không khí càng hanh khô hơn, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao.
Hiện nay, trên địa bàn thị xã có 1.750 ha rừng trọng điểm về cháy và dễ cháy với các loại cây trồng Thông và Bạch Đàn có tinh dầu. Mặt khác, thảm thực bì dày, chủ yếu là tế, guột, cỏ ranh đang bị chết hàng loạt, khô, nỏ làm gia tăng vật liệu gây cháy.
Thêm vào đó, thời điểm này, các chủ rừng đang khai thác, dọn dẹp đất rừng, chuẩn bị hiện trường để trồng rừng vụ Xuân thường đốt thực bì, lá khô hoặc các hộ dân sống ven rừng đốt nương làm rẫy… tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy rừng.
Hiện tại tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 33.000 ha rừng và đất lâm nghiệp; trong đó hơn 19.000 ha rừng đặc dụng và rừng phòng hộ và 13.000 ha rừng sản xuất. Hầu hết rừng ở Vĩnh Phúc là rừng nguyên sinh, nằm dọc theo dãy Tam Đảo nên có độ dốc lớn, phủ thực bì dày.
Bên cạnh đó, những khu vực rừng trồng theo dự án PAM và 327 luôn trong tình trạng dễ cháy (cấp 4-5, cực kỳ nguy hiểm). Đặc biệt, rừng của Vườn quốc gia Tam Đảo là 1 trong 6 điểm rừng dễ cháy của quốc gia.
Những năm qua cùng với phát triển rừng, công tác phòng chống cháy rừng luôn được Trung tâm Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xác định là một nhiêm vụ trọng tâm.
Theo Giám đốc Trung tâm Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ Nguyễn Văn Ái, Trung tâm đã đẩy mạnh tuyên truyền và ký cam kết bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy với các chủ rừng và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
Trung tâm tổ chức tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng xung kích chữa cháy rừng ; p hân công trực cháy 24/24 giờ trong mùa khô và những ngày nắng nóng cao điểm để kịp thời phát hiện những nguy cơ có thể xảy ra cháy...
Để phòng chống cháy rừng trong năm 2017 đạt hiệu quả, nhất là trước thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, Chi cục Kiểm lâm Vĩnh Phúc chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm cùng với chính quyền và nhân dân địa phương có rừng đã huy động nguồn nhân lực tiến hành phát dọn thực bì, thảm thực vật và lá cây khô để tạo địa hình rừng núi sạch và thông thoáng.
Bên cạnh đó, các tổ đội xung kích chữa cháy rừng củng cố lại . Việc xây dựng phương án phòng chống cháy đặc biệt được quan tâm; trong đó, chú trọng việc phân vùng trọng điểm cháy trên phạm vi toàn tỉnh với tổng diện tích rừng có nguy cơ cháy cao trên 9.800 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Tam Đảo và thị xã Phúc Yên.
Các Hạt, Trạm Kiểm lâm phân công cán bộ phụ trách địa bàn và tổ bảo vệ rừng tuần tra, canh gác, thu dọn thực bì; xây dựng các chòi canh lửa rừng, các đường băng cản lửa chính giáp ranh với các huyện, thị.
Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Văn Hào, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm Vĩnh Phúc cho hay, mặc dù việc phòng cháy chữa cháy rừng đã được thực hiện tích cực, bằng nhiều biện pháp phòng ngừa. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số chủ rừng chưa chấp hành nghiêm các quy định về phòng cháy chữa cháy rừng; các vụ cháy rừng đã được điều tra nhưng chưa làm rõ được thủ phạm gây cháy để xử lý theo pháp luật…