Những loại vắc xin nào có thể tiêm phòng bệnh bạch hầu

Trước tình hình bệnh bạch hầu có nguy cơ diễn biến phức tạp, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần tiêm chủng đầy đủ để có miễn dịch phòng bệnh. Vậy những loại vắc xin nào có thể giúp phòng bệnh bạch hầu?

Chú thích ảnh
Tập trung điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu. Ảnh: TTXVN

Hiện đã có rất nhiều loại vắc xin được ra đời nhằm phục vụ cho nhiều đối tượng tiêm chủng khác nhau, ở các lứa tuổi như: Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn… Vắc xin tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu thường được tích hợp dưới dạng vắc xin 3 trong 1, 5 trong 1 hoặc 6 trong 1. Lịch tiêm phòng bệnh bạch hầu bắt đầu từ khi trẻ được 6 tuần tuổi theo lịch Tiêm chủng của Bộ Y tế ban hành.

Cụ thể các mũi vắc xin phòng bệnh bạch hầu hiện nay đang áp dụng như sau:

 Chương trình Tiêm chủng mở rộng gồm:

- Vắc xin 5 trong 1 phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – Hib – viêm gan B (DPT-VGB-Hib); tiêm khi trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi.

- Vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván tiêm khi trẻ 16-18 tháng tuổi.

- Vắc vắc xin bạch hầu – uốn ván cho nhóm đối tượng người lớn có nguy cơ cao, chỉ được sử dụng trong chiến dịch khi có dịch bệnh chứ không tiêm phổ cập.

Chương trình vắc xin dịch vụ gồm:

- Vắc xin 6 trong 1 (phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – Hib – viêm gan B) hoặc vắc xin 5 trong 1 (phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – Hib – bại liệt) được tiêm khi trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi và khi trẻ 16-18 tháng tuổi.

- Vắc xin 4 trong 1 (phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt) tiêm khi trẻ 4-6 tuổi.

- Vắc xin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván được tiêm cho trẻ trên 4 tuổi và người lớn; mũi tiêm này thường được khuyến cáo tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm.

Hiện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo người dân cần tiêm đủ 5 mũi phòng bệnh bạch hầu để đảm bảo hiệu quả miễn dịch, thậm chí nhiều quốc gia còn khuyến cáo tiêm 6 mũi, một số quốc gia cứ 10 năm lại tiêm nhắc lại 1 mũi để đảm bảo phòng bệnh. Việc tiêm nhắc lại cho trẻ lớn (giai đoạn 7 tuổi) cũng như tiêm vắc xin cho người lớn là rất quan trọng; cần cho người dân hiểu việc đi tiêm vắc xin là những biện pháp đảm bảo đầy đủ để khống chế được tốt bệnh bạch hầu trong thời gian tới.

Lịch tiêm mũi vắc xin phòng bệnh bạch hầu được khuyến cáo như sau:

- Dưới 1 tuổi tiêm 3 mũi đầu

- 18-24 tháng nhắc lại mũi thứ 4

- 7 tuổi nhắc lại mũi thứ 5

- Mũi thứ 6 khuyến cáo tiêm cho người từ 9-15 tuổi, trước khi bước vào độ tuổi sinh đẻ.

 

Tạ Nguên/Báo Tin tức
Thêm 3 ca dương tính với bạch hầu tại Gia Lai, đều là người làng Bông Hiot
Thêm 3 ca dương tính với bạch hầu tại Gia Lai, đều là người làng Bông Hiot

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai Mai Xuân Hải cho biết: Đến chiều 7/7, kết quả xét nghiệm từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên xác nhận có thêm 3 trường hợp dương tính với vi khuẩn gây bệnh bạch hầu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN