Việc điều chỉnh giấc ngủ liên quan đến hai cơ chế chính bao gồm cơ chế ngủ theo nhịp sinh học ban ngày và ban đêm, và cơ chế cân bằng nội môi (homeostasis) trong giấc ngủ, tức là sự cân bằng giữa thời gian ngủ và thời gian thức. Những nghiên cứu trước đây đã xác định được nhiều loại gien và phân tử liên quan đến quá trình cân bằng nội môi khi ngủ, trong đó hợp chất hữu cơ adenosine đóng vai trò chính, tuy nhiên hiện vẫn chưa rõ bằng cách nào hệ thống thần kinh có thể kiểm soát được sự giải phóng adenosine trong não.
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu về não bộ và công nghệ thông minh thuộc CAS, Đại học Bắc Kinh và các tổ chức nghiên cứu khác đã tạo ra một bộ cảm biến adenosine có mã di truyền với độ nhạy cao và đã thử nghiệm trên chuột. Họ thấy rằng các tế bào thần kinh sản sinh ra chất dẫn truyền glutamate ở vùng đáy của não chính góp phần làm tăng lượng adenosine và tiết ra chất gây buồn ngủ.
Đây là nghiên cứu mới nhất cho thấy cơ chế điều chỉnh cân bằng nội môi trong giấc ngủ, qua đó giúp giới khoa học hiểu biết sâu sắc hơn về phương pháp điều trị căn bệnh rối loạn giấc ngủ.
Nghiên cứu nói trên được công bố trên tạp chí Science của Mỹ.