Giấc mơ thu nhập cao của Malaysia

Sau khi tạo dựng vị thế của một “con hổ châu Á”, Malaysia mong muốn nâng mức Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đầu người lên 12.476 USD vào năm 2020, tức là mức thu nhập cao theo tiêu chuẩn do Ngân hàng Thế giới đặt ra. Và để thực hiện được mục tiêu tham vọng trên, chính phủ nước này đặt niềm tin vào công nghệ.

Trẻ em Malaysia được tiếp cận tốt hơn với công nghệ. Ảnh: AP


Đánh giá công nghệ cao là ưu tiên hàng đầu trong chương trình của chính phủ, giám đốc điều hành một tập đoàn truyền thông đa phương tiện quốc gia - ông Datuk Ghazali - nói: “Chúng tôi chẳng thể cạnh tranh với Trung Quốc, và cũng không muốn cạnh tranh với Ấn Độ về dịch vụ chăm sóc khách hàng. Chúng tôi quan tâm nhiều tới việc nghiên cứu và phát triển kĩ sư...”.


Phần lớn chiến lược phát triển của Malaysia phụ thuộc vào việc thu hút đầu tư từ bên ngoài và quốc gia này đang vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các quốc gia lân cận. Mặc dù vậy, ông Ghazali cho rằng “thị trường đủ lớn cho nhiều bên, phục vụ các dạng khách hàng khác nhau”. Theo quan điểm của ông, những gì có vẻ là cạnh tranh thực chất lại là sự bổ sung, hỗ trợ cho nhau.


Ông Ghazali cho rằng, mức lương cao là sức hấp dẫn chính của lĩnh vực công nghệ cao, khu vực đã tạo ra hơn 9.500 việc làm vào năm 2012. Mức lương trong ngành công nghệ cao lớn hơn 90% so với mức thu nhập trung bình. Điều này đã tạo ra cơ hội giữ chân những người có năng lực trong nghề.
Thông tin, liên lạc và công nghệ hiện chiếm 10,5% GDP Malaysia và mục tiêu nước này đặt ra là tăng tỉ lệ đó lên 17% trước năm 2020. Chiến dịch tập trung vào công nghệ bắt đầu ngay tại các trường học. Các trường cấp 1 và cấp 2 được trang bị mạng không dây và máy tính xách tay mini. Mục đích của Malaysia là đạt tỷ lệ 1 thiết bị công nghệ/5 học sinh trong năm 2014. Đối với giáo dục bậc cao, Malaysia cũng đang thắt chặt mối liên kết với các trường đại học quốc tế.


Tuy nhiên, với mức GDP đầu người là 9.977 USD năm 2011, Malaysia vẫn còn nhiều trở ngại cần giải quyết. Vấn đề chính mà quốc gia này đang phải đối mặt hiện đang nằm ở việc làm sao để vượt qua cái “bẫy thu nhập trung bình”. Một khi vị thế kinh tế của các quốc gia cao hơn thì lợi thế cạnh tranh về nhân công tập trung và sản xuất giá rẻ sẽ không còn. Cùng với đó, việc thiếu trình độ và cơ sở hạ tầng để cạnh tranh với các quốc gia khác cũng là yếu tố cần phải xem xét. Một vấn đề khác mà Malaysia cũng đang phải đương đầu là nạn chảy máu chất xám. Những năm gần đây, khoảng 5% dân số Malaysia đã di cư tới các quốc gia khác.


Nhằm giải quyết những khó khăn trên, chính phủ Malaysia đã vạch ra một chương trình cải tổ kinh tế bao quát 12 lĩnh vực từ nông nghiệp cho tới du lịch, phát triển nguồn nhân lực cho tới giảm thiểu bất bình đẳng giới... Song song với đó, Malaysia còn tiến hành một chương trình cải cách chính phủ nhằm hạn chế tội phạm cũng như phát triển giao thông công cộng ở những mức độ nhất định.


Theo các nhà phân tích, giấc mơ thu nhập cao của Malaysia không phải quá xa vời. Ông Lawrence Sáez thuộc trường Nghiên cứu phương Đông và châu Phi, nói: “Malaysia chắc chắn sẽ đạt được mục tiêu đã đặt ra...”. Nhưng theo ông, Malaysia sẽ không thể vượt trội lên so với các đối thủ cạnh tranh trong một thời gian dài khi nước này đạt đến ngưỡng phát triển mới. Dẫu vậy, ông Lawrence Sáez vẫn bày tỏ quan điểm Malaysia có thể tiếp tục nung nấu giấc mơ của mình và trước mắt, quốc gia này phải hết sức nỗ lực để xử lí vấn đề lớn nhất đang cản lối con đường phát triển, đó là giáo dục.


Phùng Hòa (Theo Guardian)

Giấc mơ thu nhập cao của Malaysia
Giấc mơ thu nhập cao của Malaysia

Sau khi tạo dựng vị thế của một “con hổ châu Á”, Malaysia mong muốn nâng mức Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đầu người lên 12.476 USD vào năm 2020, tức là mức thu nhập cao theo tiêu chuẩn do Ngân hàng Thế giới đặt ra.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN