Khủng hoảng vùng Vịnh: Qatar đau đầu giải bài toán 'khát bơ sữa'

Từ khi bị các quốc gia vùng Vịnh tẩy chay và thực hiện các biện pháp trừng phạt, Qatar rơi vào tình trạng thiếu hụt hàng hóa thiết yếu khá nghiêm trọng, điển hình là bơ sữa.


Theo kênh truyền hình CNN, số bò sữa này được chuyển cho công ty sản xuất bơ sữa địa phương Baladna – đơn vị đang phải gia tăng sản xuất chỉ vài tuần sau khi các nước Arab, trong đó có Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Vương quốc Bahrain và Ai Cập, cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar.

4 nước này cũng cắt đứt giao thông với Qatar, ngừng xuất khẩu các sản phẩm thiết yếu cho Qatar, trong đó có bơ, sữa.

Trước đó, Qatar phụ thuộc rất nhiều vào thực phẩm nhập khẩu, với 1/3 trong số đó có nguồn gốc từ Saudi Arabia và UAE.

Công ty Baladna cho biết đang tìm cách bù đắp tình trạng thiếu hụt sản phẩm bơ sữa trong nước. Công ty thông báo đã lên kế hoạch nhập khẩu tổng cộng 4.000 con bò để có thể đáp ứng 30-35% yêu cầu về bơ sữa tại Qatar.

Số bò sữa đầu tiên trên được vận chuyển bằng đường hàng không Qatar Airways đến từ một nhà cung cấp Đức. Số bò sữa còn lại được cho có nguồn gốc từ Hà Lan, Mỹ và Australia.

Trong suốt thời gian cấm vận, Qatar phải tìm nguồn hàng thay thế từ các sản phẩm của Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.


Cũng vì các lệnh trừng phạt mà 15.000 con lạc đà Qatar đã bị Saudi Arabia trục xuất, khiến hàng trăm con lạc đà phải bỏ mạng giữa sa mạc khô cằn vì thiếu nước, thiếu thức ăn. 

Vì giờ mở cửa biên giới nghiêm ngặt, nên mỗi ngày chỉ có một vài trăm con lạc đà được chuyển sang Qatar, trong khi hơn 9.000 con lạc đà đã bị đuổi khỏi trang trại ở Saudi Arabia chỉ trong 36 giờ đồng hồ sau khi có lệnh. 

Điều này khiến cho rất nhiều con lạc đà bị mắc kẹt ở vùng trung chuyển đói khát, thương tích đầy mình mà không được chữa trị.

Hồng Hạnh/Báo Tin Tức
Khủng hoảng vùng Vịnh trước nguy cơ rơi vào vòng xoáy rủi ro mới
Khủng hoảng vùng Vịnh trước nguy cơ rơi vào vòng xoáy rủi ro mới

Cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Qatar với các quốc gia vùng Vịnh kéo dài hơn một tháng qua vẫn chưa có lối thoát, bất chấp những nỗ lực hòa giải của nhiều bên, trước hết là Kuwait. Việc không bên nào chịu "xuống thang" đang khiến căng thẳng ngày càng gia tăng và có nguy cơ đẩy cuộc xung đột ngoại giao được coi là tồi tệ nhất trong nhiều năm qua tại khu vực này vào thế bế tắc.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN