Thành phố Đan Mạch trả tiền cho kẻ phạm tội mời chuyển chỗ ở

Trong một nỗ lực cứu một vài khu dân cư thoát cảnh bị xóa sổ, thành phố Odense (Đan Mạch) lên kế hoạch trả tiền cho người phạm tội tại địa phương chuyển sang nơi khác sinh sống.

Chú thích ảnh
Chung cư tại khu vực Mjolnerparken bị liệt vào danh sách "ghetto" ở Copenhagen, Đan Mạch. Ảnh: Reuters

“Bạn bị kết tội trong năm 2019. Vậy bạn sẽ có cơ hội được giúp đỡ để chuyển đi”, nội dung trên các tấm poster dán dọc một vài khu dân cư ở Odense thu hút sự chú ý của người đi đường.

Theo RT, các cơ quan phụ trách quản lý nhà ở và đô thị tại thành phố đông dân thứ 3 Đan Mạch đã đưa ra phương án này nhằm giúp một số khu vực - nơi có hơn một nửa cư dân có nguồn gốc từ các quốc gia không thuộc phương Tây - thoát khỏi việc bị dán nhãn “ghetto nguy cấp” – khu vực đặc biệt khó khăn.

Lời đề nghị rất đơn giản: những ai sống trong các khu vực gắn nhãn “ghetto” bị kết tội từ đầu năm nay sẽ được hưởng một đặc quyền “tái định cư”.

Chính quyền thành phố sẵn sàng trả cho những ai phạm tội khoảng 2.200 USD (51 triệu đồng) và hỗ trợ cho họ chỗ ở tái định cư nếu chấp thuận chuyển sang nơi khác sống. Không chỉ là hình thức tuyên truyền tạo cơ hội cho người phạm tội “bắt đầu cuộc sống mới”, đề nghị này thực chất là chương trình cứu một vài khu dân cư trong Odense khỏi bị gắn nhãn “ghetto nguy cấp”.

Tại Đan Mạch, gọi một khu vực dân cư bằng từ “ghetto” không còn là tiếng lóng mang nghĩa xúc phạm nữa mà nó đã thành một nhãn mác chính thức. Trong danh sách khu vực ghetto do Bộ Giao thông, Xây dựng và Nhà ở công bố thường niên từ 2010, có đến 15 địa điểm bị gắn mác “ghetto nguy cấp”.

Các tiêu chí xem xét một khu dân cư bị liệt vào danh sách này gồm có: ít nhất 50% cư dân sống trong khu vực không có nguồn gốc phương Tây, số người phạm tội trong khu vực cao gấp 3 lần so với con số trung bình trên toàn quốc. Nếu một khu vực có tên trong danh sách ghetto 4 năm liên tiếp, khu vực đó sẽ bị coi là “ghetto nguy cấp”. Theo "luật ghetto" ban hành năm ngoái, việc bị gắn nhãn kéo theo nhiều hệ quả nghiêm trọng như toàn bộ các tòa nhà trong khu vực bị san phẳng và người dân bắt buộc tái định cư. 

Trước đó, luật ghetto được đưa ra như một phần nỗ lực của Chính phủ muốn người nhập cư hòa nhập với xã hội Đan Mạch, thay vì chỉ nép mình sống trong “cộng đồng riêng của họ”. Trong 10 năm qua, số người nhập cư không có nguồn gốc phương Tây cũng như những đứa trẻ sinh gốc khác sinh tại Đan Mạch tăng gấp 10 lần, từ 50.000 người trong những năm 1980 đến gần một nửa triệu người hiện nay.

Ông Brian Dybro – tư vấn viên địa phương – miêu tả tình trạng Odense đang phải đối mặt “cực kỳ tồi tệ”. “Điều này gây ra sự khó xử giống như  lựa chọn giữa bệnh dịch hạch và bệnh tả vậy. Nếu chúng tôi không đưa được 12-14 tên tội phạm ra khỏi một số khu dân cư, các khu vực đó sẽ nằm trong danh sách ghetto nguy cấp, và sau đó chúng tôi sẽ phải phá hủy các tòa nhà và di dời người dân. Bằng mọi giá tôi không thể để điều đó xảy ra”, ông Dybro nhấn mạnh.

Bảo Hà/Báo Tin tức
Ở Na Uy, tù nhân được tập yoga, chơi thể thao như đi nghỉ dưỡng
Ở Na Uy, tù nhân được tập yoga, chơi thể thao như đi nghỉ dưỡng

Thông thường, nhà tù là nơi giam giữ và trừng phạt tù nhân bằng những hình thức nghiêm khắc nhất. Thế nhưng nhà tù Halden ở Na Uy lại vận hành theo một mô hình rất khác lạ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN