An Giang: Chương trình OCOP là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế khu vực nông thôn

Sau hơn hai năm triển khai, Chương trình OCOP đã thực sự là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế khu vực nông thôn An Giang, sức lan tỏa của chương trình mạnh mẽ và được công đồng tích cực đón nhận; các sản phẩm tham gia chương trình phát triển tốt và có nhiều chuyển biến rõ rệt về chất lượng, cũng như mẫu mã.

Thời gian qua, chương trình OCOP đã   có sự vào cuộc tham gia, chỉ đạo thực hiện của cả hệ thống chính trị;  bao gồm gồm sự quan tâm, ủng hộ mạnh mẽ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh An Giang, cũng như sự chỉ đạo, giám sát thường xuyên của lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang.  Hiện toàn tỉnh có 10/11 huyện, thị, thành phố có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.

Sau khi đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, thời gian qua ngành nông nghiệp An Giang đã tích cực hỗ trợ nâng cấp, cải tiến mẫu mã, chất lượng cho các sản phẩm được cấp giấy chứng nhận sao; hỗ trợ xúc tiến thương mại và quảng bá các sản phấm với nhiều hoạt động khác nhau. Đây là động lực lớn cho các chủ thể kinh tế đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho người lao động địa phương, góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Qua đó, tạo sự lan tỏa để Chương trình OCOP được triển khai mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh.

Tính đến cuối tháng 11/2021, An Giang đã có 51 sản phẩm sản phẩm đạt chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên, bao gồm: 11 sản phẩm đạt 4 sao và sản phẩm đạt 3 sao và có 2 sản phẩm gạo thơm đặc sản Thiên Vương và gạo ngon tiến vua Tiên Nữ của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời được Trung ương công nhận 5 sao (cấp Quốc gia).   

Chú thích ảnh
Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang (thứ 4 từ trái qua) trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao cho các doanh nghiệp An Giang.

Chương trình OCOP mặc dù còn khá mới mẻ, các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất kinh doanh chưa có nhiều thời gian tiếp cận với các khái niệm, bộ tiêu chí, trình tự, thủ tục đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP ... nên còn lúng túng trong quá trình triến khai thực hiện. Song, với sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc từ phía Trung ương, sự đồng thuận vào cuộc của cả thể thống chính trị và người dân địa phương, Chương trình OCOP tinh An Giang cũng đã đạt được những kết quả khích lệ ban đầu. Trong đó, có có 2 sản phẩm gạo thơm đặc sản Thiên Vương và gạo ngon tiến vua Tiên Nữ của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời được Trung ương công nhận 5 sao - cấp Quốc gia.   

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang khẳng định: Chương trình OCOP đã trở thành nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương trong việc triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới. Các chủ thể kinh tế đã có sự quan tâm tìm hiểu và tham gia đặc biệt các doanh nhân khởi nghiệp rất tích cực tham gia chương trình này.

Ông Lâm nhấn mạnh: Từ thực tế triển khai cho thấy, Chương trình OCOP là một chương trình không rập khuôn, là một hình thức phát triển kinh tế - xã hội không chỉ vùng nông thôn mà cho cả khu vực đô thị thông qua việc thực hiện thúc đẩy phát triển các tổ chức kinh tế thông qua việc phát huy nguồn lực địa phương và phát triển sản phẩm, dịch vụ OCOP.

Chú thích ảnh
Bưởi da xanh của ông Nguyễn Quốc Hùng ( tuổi, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang khẳng định: Chương trình OCOP là hướng đi đúng, là một trong những giải pháp quan trọng góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển nội lực, với điều kiện tự nhiên, văn hóa đặc trưng của địa phương; góp phần thực hiện hiệu quả chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, nâng cao giá trị gia tăng sản xuất - là nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng Chương trình xây dựng nông thôn mới, cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn theo hướng bền vững.

Để việc triển khai Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh An Giang đạt hiệu quả trong thời gian tới, ngành nông nghiệp An Giang sẽ tập trung thực hiện đồng bộ nhiều hoạt động. Trong đó,  tập trung kiện toàn hệ thống vận hành đến cấp xã để việc triển khai chương trình được xuyên suốt; qua đó tiếp tục tìm kiểm phát hiện các sản vật có thể hoàn thiện và phát triển đưa ra thị trường trước, trong và sau khi tham gia OCOP.

Ngành nông nghiệp An Giang cũng đẩy mạnh các hoạt động tư vấn tại chổ để kịp thời hỗ trợ nhanh cho các địa phương và chủ thể hoàn thiện sản phẩm,  tham gia chương trình OCOP một các nhanh chóng và thuận lợi nhất. Lồng ghép các chính sách hỗ trợ hiệu quả để hoàn thiện và phát triển sản phẩm; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung câu và phát triển các hệ thống điểm bán hàng và giới thiệu sản phẩm gắn với các điểm du lịch trọng điểm của tỉnh.

Đặc biệt, ngành nông nghiệp tỉnh cũng từng bước số hóa công tác xây dựng hồ sơ và đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP để giúp các chủ thể OCOP, các cơ quan có trách nhiệm đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP được dễ dàng triển khai và tiết kiệm chi phí làm hồ sơ tham dự chương trình./.

Thanh Sang
An Giang có thêm 11 sản phẩm đạt chứng nhận 'Sản phẩm OCOP' từ 3 sao trở lên
An Giang có thêm 11 sản phẩm đạt chứng nhận 'Sản phẩm OCOP' từ 3 sao trở lên

Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh An Giang, thời gian qua, tại An Giang, 11/11 huyện đã có Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn và tiến hành tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện, đề xuất Hội đồng OCOP cấp tỉnh đánh giá, phân hạng sản phẩm cho các sản phẩm của huyện và có sản phẩm đạt OCOP.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN