Nếu Hà Tĩnh có ngã ba Đồng Lộc, thì Nghệ An có thung lũng Truông Bồn, một địa danh nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên mặt trận giao thông vận tải. Thanh niên xung phong Truông Bồn san lấp hố bom năm 19. Nguồn: báo Nghệ An |
Chính tại nơi này, vào ngày 31/10/19, 13 chàng trai, cô gái đã ngã xuống khi tuổi đời mới mười tám, đôi mươi. Máu của họ hòa tan vào đất trời. Những anh hùng liệt sĩ thanh niên xung phong đó đã viết nên một huyền tích mang tên Truông Bồn.
Trong biên niên sử giữ nước oanh liệt của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XX, có cống hiến vẻ vang của lực lượng thanh niên xung phong - một binh chủng ra đời trong kháng chiến chống Pháp và được tái lập trong tháng năm nóng bỏng của kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Và trong những cống hiến vẻ vang đó, có sự hy sinh của các chiến sĩ lực lượng thanh niên xung phong Truông Bồn.
Truông Bồn là một đoạn đèo dốc có độ dài khoảng 5km, độ cao gần 70m, nằm trên tuyến đường chiến lược 15A, hay còn gọi là đường 30, chạy qua địa phận xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Truông Bồn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là “tuyến đường độc đạo” nối liền mạch máu giao thông chi viện cho chiến trường miền Nam.
Bởi vị trí hết sức quan trọng về mặt quân sự, nên nơi đây đã trở thành trọng điểm đánh phá ác liệt của giặc Mỹ từ cuối năm 1965, nhất là từ đầu năm 1967 đến tháng 10 năm 19.
Sau khi đánh phong tỏa và hủy diệt các đầu mối giao thông vận tải qua địa bàn Nghệ An bằng cách đánh tắc cầu Cấm và các bến vượt phía ngoài Vinh, "bịt" Bến Thủy, Mỹ đã dùng một lực lượng không quân khổng lồ với nhiều thủ đoạn nham hiểm đánh vào trọng điểm Truông Bồn hòng phong tỏa tuyệt đối tuyến đường chi viện vào Nam qua địa bàn Nghệ An.
Đặc biệt, trong 7 tháng ném bom hạn chế (từ tháng 4 đến tháng 10/19), khi các tuyến đường thủy, đường sắt bị địch phong tỏa, đường 1A, đường 7 bị địch tập trung đánh phá ác liệt và khống chế thì Truông Bồn trở thành “yết hầu” giao thông, nơi duy nhất để các tuyến hàng vượt qua địa bàn Nghệ An, tiến vào Ngã ba Đồng Lộc, rồi từ đó tạo lập chân hàng cho tuyến đường Trường Sơn vào Nam và sang nước bạn Lào.
Các nữ thanh niên xung phong vót cọc tiêu dẫn xe qua Truông Bồn. Nguồn: báo Nghệ An
|
Có thể nói, chưa bao giờ vùng đất Đô Lương nói chung và vùng Truông Bồn nói riêng phải trải qua những thử thách ác liệt như thời kỳ giặc Mỹ "ném bom hạn chế". Chỉ trong vòng 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10/19, địch đã ném xuống Truông Bồn hơn 2.692 quả bom các loại...
Truông Bồn vừa là điểm ghi tội ác của đế quốc Mỹ, đồng thời là điểm ghi dấu sức chiến đấu và sự hy sinh oanh liệt của quân và dân ta, của các chiến sỹ thanh niên xung phong Nghệ An.
“Tim có thể ngừng đập nhưng đường không thể tắc/sống kiên cường bám cầu, bám đường; chết kiên cường dũng cảm”, không quản ngại hy sinh gian khổ cho những chuyến hàng chi viện cho miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Đó là khẩu hiệu của thanh niên xung phong Truông Bồn. Họ đã huy động tất cả những gì có thể để đảm bảo thông đường, chống ùn tắc, từ những “cọc tiêu sống” Tiểu đội thanh niên xung phong thuộc Đại đội 317, đến sử dụng những đoàn xe thồ, những phương tiện vận tải thô sơ nhất để vận chuyển hàng hóa, vũ khí…
Thất bại trên các chiến trường, Mỹ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ ngày 1/11/19. Chỉ không đầy một ngày trước thời điểm đó, ngày 31/10/19, 13 thanh niên xung phong (11 nữ, 2 nam) của Đại đội 317 đã ngã xuống một trong những trận bom ác liệt cuối cùng của địch tại Truông Bồn. Máu của họ hòa tan vào đất trời, viết nên một huyền tích mang tên Truông Bồn.
Nhà tưởng niệm tại nghĩa trang Truông Bồn. Ảnh: Trọng Đức-TTXVN. |
Có thể nói, trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trong sự chia cắt của hai miền, thế hệ trẻ của ngày ấy là thế hệ của trường kỳ kháng chiến, với lý tưởng “Vì miền Nam ruột thịt, vì thống nhất nước nhà”.
Đáp lời kêu gọi của Đảng và Bác Hồ kính yêu, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam trong lớp lớp thanh niên được phát huy cao độ, với ý chí quật cường “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Tinh thần ấy, ý chí quyết tâm ấy được thể hiện trên mỗi chiến trường, mỗi trận đánh, trong mỗi trái tim của những người ra trận, tạo thành một sức mạnh thần kỳ đánh tan đế quốc xâm lược.
Chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống đã hồi sinh ngay trên “tọa độ chết” năm xưa. Song Truông Bồn tràn đầy sức sống ngày nay vẫn là nơi chứa đựng biết bao huyền thoại thiêng liêng cao cả; là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ. Truông Bồn đã, đang và sẽ mãi là một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.
Thông tin tư liệu-TTXVN