Nhiều khó khăn khi đưa trẻ chuyên biệt hòa nhập

Trẻ như chậm nói, chậm khôn, tăng động, không chú ý, không nghe rõ, rối loạn ngôn ngữ... sẽ được đưa vào trường chuyên biệt để giúp trẻ hòa nhập.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, hiện giáo dục chuyên biệt của thành phố có 21 trường và 10 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập với tổng số 2.911 học sinh. Riêng giáo dục hòa nhập có 725 trường với 4.816 học sinh tham gia.​


Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cho hay, hiện nay trong công tác giáo dục đặc biệt của thành phố còn gặp nhiều khó khăn. Số học sinh hòa nhập, chuyên biệt ngày càng tăng khiến nhiều trường bị áp lực về sĩ số. Mặt khác, cơ sở vật chất chưa đủ để đáp ứng nhu cầu chỗ học cũng như các điều kiện phục vụ cho từng dạng tật.

Một số học sinh chuyên biệt phát hiện chậm do quá trình chẩn đoán và do nhận thức của phụ huynh. Ảnh: CTV

Ngoài ra,  do phụ huynh chưa nhận thức rõ về biểu hiện của một số bệnh ảnh hưởng đến tâm lý, phát triển của trẻ như chậm nói, chậm khôn, tăng động, không chú ý, không nghe rõ, rối loạn ngôn ngữ... nên dẫn đến tình trạng trẻ đưa vào trường chuyên biệt chậm, trường khó khăn để giúp các trẻ hòa nhập.


Bên cạnh đó, việc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận mức độ khuyết tật cho học sinh chưa đồng bộ, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế tại địa phương. Giáo viên tại các trường chuyên biệt có biến động trong những năm gần đây do nghỉ việc hoặc chuyển công tác khác.


Trước những khó khăn, hạn chế còn tồn đọng, bà Bùi Thị Diễm Thu, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh chỉ đạo trong năm học này, phòng giáo dục và đào tạo các quận, huyện, trường học cần rà soát lại hoạt động, qua đó rút kinh nghiệm, điều chỉnh hạn chế để làm tốt nhiệm vụ hơn.


Bên cạnh đó, nhằm tăng cường nâng cao năng lực và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường chuyên biệt, trường dạy học sinh hòa nhập các cấp ngành giáo dục thành phố đã thành lập các cụm chuyên môn giáo dục khuyết tật.


Theo Sở Giáo dục và Đào tạo, trong năm học vừa qua, công tác chăm sóc, giáo dục học sinh khuyết tật đã được nâng cao. Việc tiếp nhận học sinh đến học hòa nhập tại các trường ngày càng mở rộng. Các chính sách, chế độ trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc cho học sinh, giáo viên được đảm bảo.


Đan Phương/Báo Tin Tức
Thầy giáo với sáng kiến làm lợi nhiều tỷ đồng
Thầy giáo với sáng kiến làm lợi nhiều tỷ đồng

Thầy giáo Đặng Hoài Ngọc (36 tuổi), hiện là giáo viên Trường Dân tộc nội trú Trung học cơ sở huyện An Biên, đã có sáng kiến trong việc cài đặt phần mềm quản lý làm lợi cho ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang nhiều tỷ đồng. Thầy Ngọc đã được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo năm 2017.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN