Những khẩu AK-47 giá rẻ và hàng nghìn loại vũ khí khác từ Syria đang được buôn lậu qua các cửa khẩu biên giới bất hợp pháp, đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng cho an ninh và nguy cơ bùng phát xung đột nội bộ tại Liban.
Tàu ngầm năng lượng hạt nhân USS Tucson của Mỹ vào ngày 7/10 đã cập cảng tại Jinhae, còn gọi là Chinhae (Hàn Quốc), động thái khiến truyền thông địa phương và quốc tế quan tâm. Vậy tàu ngầm này sở hữu sức mạnh đến đâu?
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Ankara có thể ngưng thỏa thuận mua hệ thống phòng không S-400 nếu Nga không đồng ý sản xuất chung loại thiết bị quân sự này.
Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, nước này đang lên kế hoạch sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để trợ giúp các chỉ huy quân đội đưa ra các quyết định định hợp lý và kịp thời.
Báo Independent mới đây dẫn lời các chuyên gia của trung tâm phân tích Mỹ RAND Corporation kêu gọi các cường quốc thế giới đang phát triển tên lửa siêu thanh phải đảm bảo là vũ khí này không rơi vào tay các "chế độ bất hòa hảo".
Trang mạng North của Mỹ chuyên theo dõi vấn đề Triều Tiên ngày 5/10 cho rằng, trên lý thuyết, một vụ tấn công hạt nhân của Bình Nhưỡng nhằm vào Seoul và Tokyo có thể khiến 2 triệu người thiệt mạng.
"Chúng ta đang nói về việc đặt một đầu đạn hạt nhân sống lên một quả tên lửa, vốn mới chỉ được thế giới thử nghiệm vài lần, rồi bay trên đầu những khu vực đông dân cư. Viễn cảnh này quá đáng sợ”.
Ngày 29/9, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc, ông Yukiya Amano cho rằng vụ thử hạt nhân được Triều Tiên tiến hành hôm 3/9 vừa qua cho thấy quốc gia bị cô lập này đã đạt được “tiến triển nhanh chóng” trong việc phát triển vũ khí.
Nhà phân tích Alexey Fenenko, chuyên gia về an ninh quốc tế từ Khoa Chính trị thế giới thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva cho rằng, với việc tham chiến tại Syria, Nga đã có thể hoàn thành cùng lúc 5 nhiệm vụ chiến lược quan trọng.
Hàn Quốc đang xem xét nâng cấp chương trình quốc phòng "3 trục" bằng cách tự đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và mua vệ tinh do thám để đối phó với mối đe dọa Triều Tiên.
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 22/9 tuyên bố mạng lưới quốc phòng nước này sẽ bắn hạ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên nếu tên lửa bay qua đảo Guam, tuy nhiên các chuyên gia trong lĩnh vực này khẳng định Lầu Năm Góc hết sức sai lầm.
Lầu Năm Góc vừa công bố những đoạn quay đầu tiên về vụ chạm trán trên không hiếm gặp giữa chiến đấu cơ Su-22 của quân đội Syria và hai chiếc F/A-18E Super Hornet của Hải quân Mỹ trên bầu trời Syria hôm 18/6.
Ngày 20/9, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã chỉ trích hiệp ước toàn cầu về cấm vũ khí hạt nhân của Liên hợp quốc (LHQ) là văn kiện thiếu thực tế, đồng thời cảnh báo hiệp ước này có thể làm suy yếu sự phản ứng của quốc tế đối với chương trình vũ khí nguyên tử của Triều Tiên.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 18/9 nhận định rằng, Triều Tiên đã tiến gần tới “giai đoạn cuối cùng” của việc phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), cảnh báo Bình Nhưỡng có thể sẽ thực hiện thêm các hành động khiêu khích nhằm thúc đẩy hơn nữa các chương trình hạt nhân và tên lửa của họ.
Mới đây, tờ Wall Street Journal của Mỹ có bài viết cho rằng sở dĩ Triều Tiên đạt được những thành tựu trong công nghệ hạt nhân, là do chuyên môn mà các nhà khoa học Triều Tiên du học ở nước ngoài, đặc biệt tại Trung Quốc.
Ngày 11/9, Bộ trưởng Tình báo Israel Israel Katz cho biết Tổng thống Syria Bashar al-Assad sẵn sàng cho phép Iran thành lập các căn cứ quân sự ở Syria, tạo ra một mối đe dọa dài hạn cho Israel.
Tối 6/9, cựu Đại sứ Mỹ tại Syria Robert Ford nhận định Mỹ đã chấp nhận thực tế rằng Tổng thống Syria Bashar al-Assad đang thắng thế và sẽ tiếp tục tại vị, đồng thời khẳng định chính quyền của ông Assad đang có vị thế quân sự mạnh nhất trong 6 năm qua.
Ngày 29/8, Chính phủ Nhật Bản khẳng định nước này đã có những bước đi cần thiết để đối phó với mối đe dọa tên lửa của Triều Tiên.
Từng là một siêu cường sản xuất xe tăng của thế giới, nay Ukraine chỉ là một nhà kho chứa xe tăng cũ kỹ không hơn không kém.
Triều Tiên sẽ có khả năng tấn công Guam hay một thành phố lớn của Mỹ bằng vũ khí hạt nhân, đồng thời nâng tầm ảnh hưởng của nhà lãnh đạo Kim Jong-un đối với phương Tây sau khi vượt qua được những thách thức công nghệ quan trọng.
Khung chính sách Hải quân Nga đến năm 2030 cho thấy nước này chủ yếu tập trung vào tên lửa hành trình chính xác tầm xa, vũ khí siêu thanh, robot... nhưng không nhắc mấy đến kế hoạch xây dựng tàu sân bay. Nhà quan sát quân sự Vladimir Tuchkov đã lý giải lý do tại sao đây lại là điều tốt.