Bốn cuộc đảo chính thành công tại Thổ Nhĩ Kỳ

Cuộc đảo chính đầy biến động ngày 16/7 không phải là lần đầu tiên xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ. Trong vòng 56 năm trước đó, đã có tới 4 lần quân đội Thổ Nhĩ Kỳ động binh, khiến đất nước chao đảo.

Lực lượng vũ trang của Thổ Nhĩ Kỳ luôn đề cao vai trò bảo toàn chế độ dân chủ Thổ Nhĩ Kỳ, một triết lý được hình thành từ tư tưởng của Tổng thống đầu tiên – “quốc phụ” Mustafa Kemal Ataturk. Họ đã 4 lần ra tay với mục đích bảo vệ tư tưởng đó.

Năm 1960

Năm 1960 là thời điểm diễn ra cuộc đảo chính đầu tiên khi căng thẳng chính trị đạt đến đỉnh điểm giữa chính phủ của Thủ tướng Adnan Menderes, Tổng thống Celal Bayar, các đảng phái và lực lượng vũ trang.

Người dân Thổ Nhĩ Kỳ ăn mừng sau khi chính quyền Adnan Menderes bị lật đổ năm 1960.

Chính quyền khi đó đã mở các trường tôn giáo, thánh đường cũng như khuyến khích dân chúng cầu nguyện bằng tiếng Arab thay cho tiếng Thổ Nhĩ Kỳ; ngoài ra các cơ quan báo chí cũng bị cấm đưa các bài viết chỉ trích chính phủ.

Đảo chính diễn ra, thiết quân luật được thi hành, chính phủ khi đó bị lật đổ, tổng thống, thủ tướng cùng nhiều lãnh đạo cấp cao bị bắt giữ. Ông Menderes sau đó bị tử hình. Tướng quân đội Cemal Gursel trở thành tổng thống kiêm thủ tướng và bộ trưởng quốc phòng.

Năm 1971


Trong thập niên 70 của thế kỷ trước, Thổ Nhĩ Kỳ phải trải qua những sự kiện khiến quân đội phải can thiệp. Thổ Nhĩ Kỳ đã rơi vào suy thoái, đồng nội tệ sụt giá nghiêm trọng, các cuộc biểu tình trên đường phố biến thành bạo động.

Năm 2012, hơn 300 quan chức quân đội bị giam do có âm mưu lật đổ Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.



Năm 1971, nhóm quan chức cấp cao quân đội trao cho đài phát thanh một bản viết để truyền phát, công bố với người dân nước này rằng chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ một lần nữa đẩy đất nước “về chế độ quân chủ, mâu thuẫn và bất ổn chính trị xã hội” do vậy lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ sẽ lên nắm quyền.

Thủ tướng Suleyman Demirel bị loại bỏ. Không giống như cuộc đảo chính năm 1960, ở thời điểm này không có quan chức quân đội lên nắm quyền mà thay vào đó nội các chính phủ hoạt động dưới sự giám sát của quân đội.

Thập niên 70 chứng kiến nhiều biến động trong chính trường và xã hội Thổ Nhĩ Kỳ với hàng nghìn người bị sát hại và 11 vị thủ tướng thay nhau nắm quyền.

Năm 1980


Một cuộc đảo chính nữa xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 9/1980. Khi đó, quân đội đã ban hành thiết quân luật.

Các quan chức quân đội tham gia cuộc đảo chính năm 1980.

Chính phủ bị giải thể và nhân vật cấp cao của Hải quân, Bulend Ulusu, trở thành thủ tướng trong 3 năm, sau đó ông Turgut Ozal đã trở thành người kế nhiệm chức vụ này.

Năm 1997

Năm 1995, trong cuộc bầu cử quốc gia, đảng Phúc lợi Hồi giáo giành chiến thắng giòn giã. Năm 1996, ông Necmettin Erbakan trở thành thủ tướng Hồi giáo đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ.

Năm 1997, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra một số yêu sách với chính phủ và lựa chọn khi đó của Ankara là phải chấp nhận các yêu cầu của quân đội. Thủ tướng Necmettin Erbakan buộc phải từ chức.

Theo Reuters, đây là một cuộc “đảo chính mềm” bởi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sau đó can thiệp vào kinh tế, truyền thông và bộ máy tư pháp.

Đảng Phúc lợi Hồi giáo tan rã vào năm 1998. Theo Al Jazeera, ông Recep Tayyip Erdogan cũng từng là thành viên của đảng này.

Hà Linh (Theo TIME, DM, USAtoday)
Thế giới phản ứng trước vụ đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ
Thế giới phản ứng trước vụ đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ

Ấn Độ, Trung Quốc và Đức đều kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ khôi phục ổn định và trật tự trong thời gian sớm nhất có thể.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN