Câu chuyện phá sản của “kinh đô xe hơi” Mỹ: Lời cảnh tỉnh

Theo tờ The Washington Post, từ năm 2010 đã có 35 đơn vị hành chính khác của Mỹ tuyên bố phá sản nhưng đều có dân số và mức nợ nhỏ hơn Detroit. “Kỷ lục phá sản” trước Detroit thuộc về Hạt Jefferson ở bang Alabama, đệ đơn theo Chương 9 - Luật bảo hộ phá sản vào năm 2011 với mức nợ công là 4 tỉ USD. Sự sụp đổ của Detroit được xem như lời cảnh tỉnh đắt giá cho những thành phố, đơn vị hành chính khác tại Mỹ cũng như toàn thế giới.

 

Kỳ cuối: Lời cảnh tỉnh

 

Trong những thập kỉ gần đây, rất nhiều thành phố của Mỹ đã “vung tay quá trán”, trả lương hưu và trợ cấp an sinh xã hội khá cao cho người dân. Điều này chứng tỏ sự quan tâm của chính quyền đối với dân chúng nhưng lại đặt gánh nặng lên nguồn ngân sách trong tương lai, vốn đã thâm hụt ít nhiều do các khó khăn tài chính như tồn đọng bất động sản, giảm thuế… Bên cạnh đó, các điều khoản trong hợp đồng lao động của người dân Mỹ luôn được pháp luật giữ nguyên trước một số chính sách cắt giảm, khiến nguồn công quỹ tại nhiều thành phố phải gồng lên chống đỡ.


Đông Quản (Trung Quốc) đìu hiu.


Tương tự hai “tiền bối” phá sản trước đó là Stockton và Vallejo, Detroit đã sụp đổ sau nhiều năm chìm trong những tính toán sai lầm về tài chính. Số người nghỉ hưu tại thành phố này cao gấp đôi so với số người lao động, trong khi dân số liên tục giảm.


Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế, một số thành phố lớn như New York, Chicago, Las Vegas đều đang mấp mé bờ vực phá sản khi khoản tiền an sinh xã hội cần chi cao gấp 5-6 lần với số thuế thu được. “Sẽ có nhiều đơn xin bảo hộ phá sản hơn nữa, tuy không ở quy mô lớn như Detroit”, ông Jack Ablin, giám đốc ngân hàng tư nhân BMO ở Chicago, nhận định.


Trung tâm thương mại ở Đông Quan bị bỏ hoang.


Mới đây, tổng biên tập tờ báo tài chính Bloomberg, ông Michael Bloomberg, đã lên tiếng cảnh báo New York đang có nguy cơ đi theo vết xe đổ của Detroit. New York cũng là một trung tâm công nghiệp lớn nhưng lâu nay phát triển ì ạch trong khi khoản tiền cần chi cho các chương trình xã hội và hưu trí không ngừng gia tăng, từ 6,3 tỉ USD năm 2009 lên hơn 8 tỉ USD hiện tại. Nếu không biến chính sách an sinh xã hội tốt thành thế mạnh để thu hút đầu tư, biến New York thành nơi mọi người muốn sống và làm việc thì cảnh sa lầy của thành phố này cũng không khó tưởng tượng.


Cách Detroit gần 11.000 km, Trung Quốc đang có khoảng 70 thành phố công nghiệp cũ kỹ, tập trung chủ yếu ở phía đông bắc và phía tây, hiện đã cạn kiệt tài nguyên. Các khu vực này chỉ chủ trương khai thác hoặc phát triển theo một hoặc hai lĩnh vực nhất định như than hoặc thép, xe hơi hoặc thực phẩm. Trên thực tế, tuy không ở quy mô lớn như Detroit nhưng rất nhiều thành phố của Trung Quốc đã lâm vào tình trạng thấu chi, nhiều địa phương ngay trong chuyện phát lương cũng gặp khó khăn.


Những khu đô thị hoành tráng không người sống ở Trung Quốc.


Năm 2010, Cơ quan kiểm toán Trung Quốc công bố khoản nợ công của nước này đã lên tới 1.700 tỉ USD và đến nay, con số đó còn tăng cao hơn nữa. Nguyên nhân chủ yếu của khoản nợ khổng lồ là do trào lưu phát triển đô thị, quy hoạch cơ sở hạ tầng diễn ra ồ ạt. Có những khu vực vốn vắng người qua lại nhưng nay được xây dựng thành nơi cho cả triệu người sinh sống.


Một bài phân tích của tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đã hướng mũi tên báo động tới thành phố Đông Quản thuộc tỉnh Quảng Đông - một trong những thành phố có nền kinh tế phát triển sôi động bậc nhất Trung Quốc nhờ địa hình giáp biển thuận lợi. Tuy nhiên, sau 3 thập kỷ náo nhiệt, Đông Quản đã già nua, yếu kém. Nguồn ngân sách của hơn 60% trong số 584 thị trấn tại đây đều trong tình trạng thâm hụt, khiến tổng nợ của cả thành phố lên tới hơn 10.000 tỉ NDT. Kết quả là người dân Đông Quản cũng rủ nhau rời bỏ quê hương đến thành phố khác để lập nghiệp.


Cho tới nay, không ai có thể thống kê được ở Trung Quốc rốt cuộc có bao nhiêu “thành phố ma” và có bao nhiêu thành phố không đủ tiền để trả nợ. Việc tìm giải pháp để ứng cứu những khu vực đang cận kề phá sản quả thực là bài toán khó cho chính quyền Bắc Kinh.



Hoàng Trang (tổng hợp)

Câu chuyện phá sản của “kinh đô xe hơi” Mỹ: Biểu tượng lụi tàn
Câu chuyện phá sản của “kinh đô xe hơi” Mỹ: Biểu tượng lụi tàn

Sau 6 thập kỷ chìm trong khủng hoảng, Detroit - thành phố vốn được mệnh danh là “kinh đô xe hơi” của Mỹ - đã tuyên bố phá sản do không có khả năng chi trả núi nợ công khổng lồ lên tới 18,5 tỷ USD.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN