Chống IS: Cuộc chiến vĩnh cửu của Iraq - Kỳ cuối: Những đường biên giới cát

Cũng có thể ám ảnh như mối đe dọa về một nơi ẩn náu cho khủng bố, tầm quan trọng của các thắng lợi của IS vượt xa mối đe dọa mà nó đặt ra cho Baghdad hay phương Tây.

Với tốc độ chớp nhoáng, IS đã bắt đầu xóa sổ tấm bản đồ Trung Đông mà người châu Âu vẽ ra một thế kỷ trước. Năm 1916, Mark Sykes, một chính trị gia trẻ tuổi người Anh, và Francois George-Picot, cựu luật sư của Pháp ở Beirut (Liban), đã tán thành phân chia khu vực này để phù hợp với các mục tiêu của phương Tây.

Binh sĩ thuộc lực lượng người Kurd tại một vị trí gần trạm kiểm soát Aski kalak, cách Arbil, thủ phủ khu tự trị người Kurd khoảng 40 km về phía Tây ngày 7/9. Ảnh: AFP-TTXVN


Nhận thức rõ về sự tan vỡ của Đế chế Ottoman – ở bên thua trong Chiến tranh thế giới thứ Nhất – hai nhà ngoại giao này đã vạch một đường chéo lên tấm bản đồ khu vực Trung Đông, từ phía tây nam lên phía đông bắc, và phân chia đế chế này cho các quốc gia của họ. Theo cuốn sách "A Line in the Sand" viết năm 2012 của James Barr, Ngoại trưởng Anh Lord Balfour đã hỏi Sykes trong một cuộc gặp tại số 10 Phố Downing: “Chính xác là anh định cho họ cái gì?”. Sykes nói, khi ông dùng ngón tay chỉ dọc theo tấm bản đồ Trung Đông, “tôi muốn vạch một đường từ chữ cái ‘e’ trong từ Acre đến chữ cái ‘k’ cuối cùng trong từ Kirkuk”.

Sau khi vượt qua đường ranh giới giữa Syria và Iraq, các chiến binh IS đã đem một chiếc xe ủi đất đến con đường hẹp đánh dấu đường biên giới này.

Một khi bị đập tan, những mảnh vỡ có thể không bao giờ hàn gắn lại được. Thủ tướng Iraq Al-Maliki không cho thấy dấu hiệu nào về các kỹ năng chính trị ghê gớm cần thiết để giành được sự hợp tác của những người Sunni bị hắt hủi. Người Shiite của Iraq, với những nguồn dầu mỏ của họ ở phía nam, có thể bằng lòng vứt bỏ những mảnh đất tương đối cằn cỗi của người Sunni ở miền bắc và miền tây.

Trong khi đó, những người Kurd bị vây hãm từ lâu của quốc gia này, có thể nắm lấy thời cơ để cuối cùng đòi sự độc lập của mình. Khi các chiến binh IS đẩy lùi các lực lượng của al-Maliki ra khỏi trung tâm sản xuất dầu lửa Kirkuk, lực lượng dân quân người Kurd được biết đến dưới cái tên Peshmerga đã tiến chiếm thành phố này.

Người láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ mới đây đã bắt đầu xem xét lại sự chống đối đã tồn tại từ lâu của mình đối với một nhà nước của người Kurd. Có lẽ một vùng đệm giàu dầu mỏ, hòa bình giữa người Turk và tình trạng vô chính phủ của Iraq sẽ không phải là quá tệ. Qubad Talabani, Phó Thủ tướng chính phủ khu vực người Kurd nói với tạp chí Time: “Chúng tôi đã nói ngay từ đầu rằng chúng tôi sẽ không rời bỏ Iraq nhưng Iraq có thể rời bỏ chúng tôi. Và dường như đúng là vậy”.

Các đường biên giới khác cũng có thể đang ở trong tình trạng nguy hiểm. Miền tây Iraq tiếp giáp với Vương quốc Jordan, một đồng minh quan trọng của Mỹ và cũng là ốc đảo tiết chế của khu vực. Mặc dù là một người Sunni, nhưng Vua Abdullah của Jordan, người được ăn học tại phương Tây, chính xác là kiểu nhà cai trị mà IS hy vọng lật đổ, và vương quốc của Abdullah nằm bên trong Nhà nước Hồi giáo đang mở rộng đôi khi được vẽ trên các tấm bản đồ của IS. Liban cũng như vậy, một quốc gia dễ kích động giáo phái. Trong khi đó, Syria, có thể đang biến đổi thành gần như là các nhà nước không chính thức.

Các nhân vật có ảnh hưởng lớn của khu vực này, Vua Abdullah theo dòng Sunni của Saudi Arabia và Đại Giáo chủ Ali Khamenei theo dòng Shiite của Iran, quan sát bằng sự thận trọng lẫn một vài sự lựa chọn an toàn. Về phần Abdullah, nỗi khốn cùng của al-Maliki là một tiến triển đáng hoan nghênh, vì những người Saudi Arabia luôn cảm thấy bị đe dọa bởi các mối quan hệ của ông Maliki với Iran.

Mặt khác, kể từ những ngày đầu tiên của al-Qaeda, những kẻ cực đoan dòng Sunni đã ấp ủ giấc mơ hạ bệ gia tộc của Abdullah và chiếm lấy các thành phố linh thiêng của Arập là Mecca và Medina. Người Saudi Arabia nhìn về phía Iraq và chẳng thấy gì ngoài những kẻ thù. Israel cũng vậy, hơn bao giờ hết là một mục tiêu hàng đầu đối với cả chiến binh Sunni lẫn Shiite.

Tại Iran, sức đà đang gia tăng của chủ nghĩa cực đoan Sunni đã gióng lên những hồi chuông báo động. Khi phong trào này phá hủy hoàn toàn các đường biên giới, số lượng áp đảo tuyệt đối của người Sunni – 9 người của họ so với mỗi người Shiite– buộc Iran phải hành động. Sức ép đó là Tehran đang suy ngẫm về một trong những mối quan hệ đối tác kỳ lạ nhất trong lịch sử cách mạng dài 35 năm của mình, quyết tâm bắt tay vào các cuộc đàm phán mang tính thăm dò về cuộc khủng hoảng với chính “con quỷ Satan lớn”: Chú Sam.

Cuộc chiến vĩnh cửu


Phần lớn nỗ lực của ông Obama trong chiến dịch đầu tiên chạy đua vào chiếc ghế của Nhà Trắng là để kết thúc cuộc chiến Iraq, và ông lấy làm tự hào vì đã làm như vậy. Khi đó, chắc chắn chẳng dễ dàng gì để thông báo rằng khoảng 170 binh sỹ sẵn sàng chiến đấu đã được điều đến Baghdad để bảo vệ Đại sứ quán Mỹ.

Ngày 18/8, tại Nhà Trắng, Tổng thống Barack Obama cam kết Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ các lực lượng Iraq và theo đuổi một chiến lược dài hạn nhằm chống lại IS. Ảnh: THX-TTXVN


Nhà Trắng khăng khăng rằng ông Obama sẽ không bước vào một cuộc chiến trên bộ nào khác, mặc dù các nhà hoạch định quân sự đang thăm dò khả năng các cuộc không kích. (Cho đến giờ, các tin tức tình báo hạn chế và các mục tiêu không được xác định rõ ràng đã khiến việc ném bom bị trì hoãn.)

Một chọn lựa có khả năng hơn là một nhóm nhỏ các lực lượng đặc biệt sẽ cố vấn cho quân đội Iraq. Nhưng ông Obama muốn tạo đòn bẩy cho bất kỳ sự giúp đỡ có thể có nào của Mỹ để buộc ông al-Maliki phải thực hiện các cải cách chính trị quan trọng. Một liên minh cai trị mới trao quyền thực sự cho người Sunni có thể đem lại cho đất nước này hy vọng duy nhất để tồn tại về lâu dài. Một câu hỏi khác vào thời điểm này là liệu có điều gì Mỹ không thể hoàn thành khi binh sỹ nước này vẫn còn ở Iraq.

Rõ ràng là, sau khi các binh sỹ Mỹ cuối cùng rời đi hồi năm 2011, vị Tổng thống Mỹ đã phạm sai lầm trong việc tuyên bố rằng “chúng ta sẽ để lại đằng sau một đất nước Iraq chủ quyền, ổn định và độc lập”. Nhưng trong khi Washington dấn thân vào trò đổ lỗi này, các quan sát viên công bằng có thể nhận thấy rằng con đường của Mỹ qua khu vực này đầy rẫy những câu hỏi “điều gì sẽ xảy ra nếu như” và các tính toán sai lầm.

Sẽ ra sao nếu như chúng ta (Mỹ) chưa bao giờ xâm lược Iraq? Sẽ ra sao nếu như chúng ta ở lại lâu hơn? Sẽ ra sao nếu như ông Obama hành động sớm trong cuộc nội chiến của Syria để cung cấp vũ khí cho những kẻ nổi loạn không theo chủ nghĩa cực đoan? Cựu Đại sứ của Obama tại Damascus, Robert Ford, ói với CNN hôm 3/6: “Giờ đây chúng ta sẽ có ít vấn đề về chủ nghĩa cực đoan hơn ở Syria nếu dành nhiều sự trợ giúp hơn cho các lực lượng ôn hòa”.

Tuy nhiên, ở một cấp độ sâu sắc hơn, trách nhiệm thuộc về lịch sử. Tại giao lộ cổ xưa này của biến cố loài người, Mỹ đi vào những vết xe đổ trước đây của các cường quốc châu Âu, của các Pasha của Ottoman, của quân thập tự chinh, của Alexander Đại đế. Cuộc nội chiến giữa các tín đồ Hồi giáo với nhau, cảnh huynh đệ tương tàn, nổ ra ở cùng một khu vực đã đem lại cho chúng ta câu chuyện Cain chống lại Abel (hai người con trai của Adam và Eva, theo sách kinh thánh).

Cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush từng nói về tinh thần tự do, và tổng thống đương nhiệm Obama thường viện đến tinh thần hợp tác. Cả hai chính trị gia đều nói về điều gì đó mạnh mẽ bằng trái tim hiện đại. Nhưng không ai – cũng không phải bản thân Mỹ – cho đến giờ này hoàn toàn đánh giá đúng sự ngự trị đang tiếp diễn của các tinh thần cổ xưa hơn nhiều: lòng căm thù, sự tham lam và sự gắn bó với bộ lạc. Một lần nữa, những tinh thần đó lại bị buông lỏng, và cả thế giới sẽ phải trả giá.


TTK  (Theo tạp chí Time)

Chống IS: Cuộc chiến vĩnh cửu của Iraq - Kỳ 3: Triều đại của IS
Chống IS: Cuộc chiến vĩnh cửu của Iraq - Kỳ 3: Triều đại của IS

IS cùng lúc vừa hết sức hiện đại lại vừa hoàn toàn cổ xưa. Các chiến binh của nhóm này háo hức đăng tải các đoạn video tuyên truyền lên YouTube và tung các tấm ảnh tù nhân bị hành hình lên Facebook. Chúng hành hình bằng cách đóng đinh và chúng "tweet" về điều đó.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN