Ngày 28/4, Đức bắt giữ một công dân Thụy Sĩ với cáo buộc hoạt động gián điệp tại Đức. |
Theo một thông tin tóm tắt được đăng tải trên trang web của FIS, cơ quan này có nhiệm vụ “phát hiện sớm và ngăn chặn các hoạt động khủng bố, bạo lực cực đoan, gián điệp, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chuyển giao công nghệ vũ khí và tấn công mạng nhắm vào những cơ sở hạ tầng then chốt” của Thụy Sĩ.
FIS cũng duy trì một hoạt động quy mô quốc tế nhằm thu thập thông tin liên quan tới chính sách an ninh từ nước ngoài nhằm đánh giá các mối đe dọa tiềm tàng với quốc gia này. Trong nước, FIS hợp tác với các chính phủ, bộ cấp bang và bộ tư lệnh quân sự và giúp chính quyền bang duy trì an ninh nội địa.
Về nhân sự, theo số liệu của chính phủ Thụy Sĩ, năm 2016, FIS có lực lượng là 284 người, tăng 25 người so với năm 2014. Bộ trưởng Quốc phòng Guy Parmelin cho biết ít nhất 20 nhân viên sẽ nghỉ hưu trước năm 2019.
Giám đốc của FIS hiện nay là Markus Seiler và theo ông này tổ chức của ông tuyển dụng cảnh sát, chuyên gia CNTT, kỹ thuật viên, kỹ sư, nhà sinh học, chuyên gia luật phát, các chuyên gia về tiếng Arập, tiếng Trung Quốc, tiếng Slavơ, nhà khảo cổ học, các chuyên gia văn phòng, phiên dịch viên, quản lý nhân sự. Danh sách các nghề mà FIS tuyển mộ vào tổ chức lên tới 26 nghề khác nhau.
Ngân sách hàng năm mà chính phủ liên bang cấp cho FIS năm 2017 là 72.7 triệu CHF (khoảng 74 triệu USD) tăng so với năm 2014 (63.2 triệu USD).
Về mặt chính thức, FIS có quan hệ trao đổi thông tin tình báo với khoảng 100 cơ quan tình báo nước ngoài, song FIS từ chối cho biết cụ thể thông tin.
Theo một thông tin được tờ Blick đăng tải hồi năm ngoái, FIS đã lần đầu tiên công bố các dữ liệu trao đổi với những cơ quan tình báo nước ngoài. Theo đó, trong năm 2015, FIS nhận được khoảng 9.000 tập dữ liệu và cung cấp cho các đối tác 4.500 tập dữ liệu.
Chịu sự giám sát chéo của nhiều cơ quan
Một câu hỏi là Thụy Sĩ cơ quan tình báo Thụy Sĩ lại không tách bạch nhánh tình báo nội địa và tình báo hải ngoại như nhiều nước khác.
Thực ra, trước đây FIS có tách riêng hai bộ phận này, với một đơn vị tình báo nội địa trực thuộc bộ tư pháp và một cơ quan tình báo hải ngoại (hoặc quân sự) thuộc Bộ Quốc phòng. Nhưng vào năm 2010, trước sự chỉ trích kéo dài, đặc biệt từ Quốc hội, hai đơn vị này đã sáp nhập vào FIS.
Thực ra, cơ quan tình báo quân sự liên bang của Thụy Sĩ có lịch sử thành lập từ năm 1937, vài năm trước khi Thế chiến II bùng phát. Trước đó, việc thu thập tin tức tình báo được giao cho lực lượng cảnh sát.
FIS chịu sự giám sát của chính phủ, các ủy ban quốc hội, Bộ Quốc phòng và cơ quan hành chính liên bang. Theo một đạo luật mới được Thụy Sĩ thông qua hồi tháng 9/2016, một cơ quan mới đã được bổ sung để cùng giám sát FIS. Ngày 10/5, chính phủ đã bổ nhiệm Thomas Fritschi làm người đứng đầu một cơ quan độc lập mới giám sát hoạt động tình báo.
Claude Covassi - người từng được cơ quan tình báo giao nhiệm vụ thâm nhập vào Trung tâm Hồi giáo tại Geneva. |
Nhiệm vụ của ông Fritschi là đảm bảo FIS, các chi nhánh cấp bang và tổ chức liên quan hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và hoạt động có hiệu quả. Vị quan chức này cũng có nhiệm vụ phối hợp giám sát của các cơ quan quốc hội và hành chính của Thụy Sĩ đối với FIS.
Năm 2016, trong một cuộc trưng cầu dân ý, các cử tri Thụy Sĩ đã đồng ý quyết định của quốc hội cho phép tăng cường quyền lực cho FIS. Theo đó, cho phép cơ quan này nghe lén điện thoại cá nhân, giám sát các hoạt động do thám mạng nhằm ngăn chặn các vụ tấn công khủng bố.
Hiệu quả hoạt động của FIS trong 70 năm quaBản chất của hoạt động tình báo là luôn bí mật vì vậy rất khó để có thể cung cấp một cái nhìn toàn diện về những thành công hay thất bại của một cơ quan tình báo. Vì thế, vụ tai tiếng tại Đức vào cuối tháng 4 vừa qua liên quan tới hoạt động gián điệp của FIS chưa thể nói lên nhiều điều về hiệu quả của FIS.