Lý giải mới về nguyên nhân cái chết của Lã Bố (kỳ 1)

Lã Bố, tự Phụng Tiên, người đất Cửu Nguyên, quận Ngũ Nguyên (nay thuộc thành phố Bao Đầu, Nội Mông, Trung Quốc), là danh tướng cuối thời Đông Hán. Trên chiến trường, Lã Bố sử dụng phương thiên họa kích, như một mãnh hổ tả xung hữu đột, nghìn người không địch nổi, nên từ xưa đã có câu: “Người có Lã Bố, ngựa có Xích Thố”. Kiêu dũng và thiện chiến, nhưng đáng tiếc là Lã Bố lại hay lật lọng, không ngừng đổi chủ và bội phản, cuối cùng bị Tào Tháo hạ lệnh hành quyết tại lầu Bạch Môn.

Thiếu sự thành tín là biểu hiện phi đạo đức hóa của con người

Trước tiên, sự thành tín thuộc phạm trù đạo đức xã hội. Trong đó, biểu hiện của “thành” là thực sự cầu thị, từ làm việc đến đối nhân xử thế đều phải chân thành, đáng tin. “Tín” là giữ chữ tín, trọng danh dự, đã nói phải làm và đã làm phải có kết quả. Một trong những nguyên tắc xử thế là lấy “thành” để đối đãi với người và lấy “tín” để thu phục nhân tâm. Nhưng cùng với sự phát triển của xã hội và tác động của kinh tế thị trường, vì cái lợi trước mắt, một số người không những không vun xới cho “thành tín”, mà còn tự tay đào bỏ cái “gốc” lập thân này.

Chân dung Lã Bố trong sách cổ

Về mặt tâm lý học, thiếu sự thành tín là biểu hiện phi đạo đức hóa của con người. Trong đời sống thường ngày, thiếu thành tín được biểu hiện nổi bật ở những mặt sau: 1/ Nói quá sự thật, khoác lác, không coi trọng và thiếu trách nhiệm đối với lời nói của bản thân; 2/ Không tích cực thực thi những cam kết của mình, tìm hết cớ này đến cớ kia để thoái thác, nói mà không giữ lời; 3/ Khuếch đại công lao của bản thân, lờ đi những mặt khiếm khuyết nhằm che mắt người khác; 4/ Sáng nắng chiều mưa, thiếu tính cố định và tính liên tục trong việc thực hiện những gì đã nói; 5/ Bịp bợm, giả mạo, biến xấu thành tốt nhằm tối đa hóa lợi ích bản thân.

Dũng mãnh bẩm sinh và sự yêu chiều quá mức của cha mẹ là nguồn gốc của sự khiếm khuyết về thành tín của Lã Bố

Xem xét sự trưởng thành của Lã Bố, chúng ta có thể thấy ngay từ nhỏ nhân vật này đã có khuynh hướng coi mình là trung tâm. Theo ghi chép trong các sách: “Tam Quốc Chí”, “Ngụy Thư” và “Lã Bố truyện”, cha của Lã Bố - Lã Lương – nối nghiệp tổ phụ, trấn thủ vùng biên giới. Mẹ của Lã Bố - Hoàng Thị - là con của một đại phú hào, thông minh, hiền lành, có tri thức, hiểu lễ nghĩa. Sự giàu có cùng nỗi khát khao một mụn con nối dõi vô tình khiến Lã Lương và Hoàng Thị biến đứa con trai của mình thành “trung tâm vũ trụ”. Sự cưng chiều quá mức của bố, mẹ cùng 4 chị gái, góp phần hình thành khuynh hướng của Lã Bố coi mình là trung tâm.

Tranh Lã Bố hí Điêu Thuyền ở Di Hòa Viên (Trung Quốc).


Ngoài ra, ngay từ nhỏ, Lã Bố đã thể hiện là một đứa trẻ có sức mạnh phi thường, luôn giành chiến thắng trong những “trận đấu” với bạn bè đồng trang lứa. Hệ quả, không ai dám chơi đùa với Lã Bố. Sự khiếp sợ của bạn bè càng làm tăng cảm giác hơn người ở Lã Bố.

Lớn lên, Lã Bố được gia đình cho học văn, vẽ tranh và tập võ. Nhưng sở thích lớn nhất của Lã Bố vẫn là côn quyền, cung tên, đao kiếm và luôn muốn cho mọi người thấy mình dũng mãnh đến nhường nào. Sử sách Trung Quốc ghi lại rằng năm 11 tuổi Lã Bố đã đánh bại đại lực sĩ nổi tiếng trong dòng tộc. Sau sự kiện đó, cả quận Ngũ Nguyên đều biết đến cái tên thiếu niên anh hùng Lã Bố. Bản thân Lã Bố cũng rất tự hào và tỏ ra vênh váo về điều này.

Về mặt tâm lý học, coi mình là trung tâm là giai đoạn mà bất cứ đứa trẻ cũng phải trải qua trên con đường phát triển ý thức, từ non nớt đến trưởng thành. Việc một đứa trẻ đã kết thúc giai đoạn non nớt hay chưa phụ thuộc vào việc chúng có “hội nhập” thành công với xã hội không. Nếu tâm lý coi mình là trung tâm tiếp tục tồn tại ở trẻ khi chúng bước vào giai đoạn thanh thiếu niên, nó sẽ ảnh hưởng bất lợi tới sự phát triển khả năng nhận thức và khả năng giao tiếp xã hội của chúng, làm nảy sinh tâm lý coi thường người khác.

Trên thực tế, vì luôn coi mình làm trung tâm, cho nên làm gì, quan hệ với ai, Lã Bố cũng chỉ nghĩ đến ý chí và lợi ích của bản thân. Lã Bố không bao giờ để ý tới sự thành tâm và cũng chẳng đếm xỉa khả năng việc mình làm sẽ gây tổn hại tới người khác. Chính vì thế, Lã Bố liên tục thay đổi chủ nhân. Tất cả những lần thay đổi đó không vì thói cạy tài, ỷ công, khinh người thì cũng do bản tính lật lọng, phản trắc của Lã Bố.

Nam Hân
(Theo Thanh niên Bắc Kinh)

Lý giải mới về nguyên nhân cái chết của Lã Bố (kỳ cuối)
Lý giải mới về nguyên nhân cái chết của Lã Bố (kỳ cuối)

Theo ghi chép trong lịch sử vào năm Hi Bình thứ năm (năm 176), bộ lạc Tiên Ti (một dân tộc cổ ở miền bắc Trung Quốc) phát động chiến tranh chống Đông Hán. Lã Bố theo cha rút xuống phía nam, đến đất Sơn Tây, trở thành bộ hạ của thứ sử Tinh Châu là Đinh Nguyên.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN