Cụ thể, có 135 doanh nghiệp thực hiện thoái vốn năm 2017. Trong đó, Bộ Công Thương có 1 doanh nghiệp; Bộ Giao thông vận tải 6 doanh nghiệp; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2 doanh nghiệp; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 1 doanh nghiệp; Bộ Tài chính 1 doanh nghiệp; Bộ Tài nguyên và Môi trường 2 doanh nghiệp; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 3 doanh nghiệp; Bộ Y tế 1 doanh nghiệp; Bộ Xây dựng 8 doanh nghiệp; Đài Truyền hình Việt Nam 1 doanh nghiệp; Hà Nội 17 doanh nghiệp; Hải Phòng 2 doanh nghiệp; Đà Nẵng 2 doanh nghiệp; Cần Thơ 1 doanh nghiệp; Bắc Giang 8 doanh nghiệp; Bình Định 9 doanh nghiệp; Thái Nguyên 3 doanh nghiệp; Vĩnh Phúc 3 doanh nghiệp; Long An 4 doanh nghiệp...
Năm 2018 tiếp tục có 181 doanh nghiệp thực hiện thoái vốn; năm 2019 có 62 doanh nghiệp thực hiện thoái vốn và năm 2020 có 28 doanh nghiệp thực hiện thoái vốn.
Quyết định cũng nêu rõ: Việc thoái vốn của công ty nông, lâm nghiệp và các công ty con và công ty liên kết của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chưa thực hiện cổ phần hóa; doanh nghiệp thuộc: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước; Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội; Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn; Bệnh viện Giao thông vận tải; Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam; Công ty Đầu tư Tháp truyền hình Việt Nam thực hiện theo Quyết định riêng của cấp có thẩm quyền.
Quyết định của Thủ tướng nhằm đẩy nhanh tiến độ bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ gắn với việc đảm bảo nguồn thu cho phù hợp với Kế hoạch đầu tư công trung hạn trong giai đoạn 2016 - 2020; thúc đẩy quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp để tập trung vào những khâu, công đoạn then chốt của nền kinh tế.