Theo đó, một số địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao.
Cụ thể, Bắc Giang tăng ,3%; Cần Thơ tăng 37,8%; Vĩnh Long tăng 28,8%; Quảng Nam tăng 23,9%; Khánh Hòa tăng 23%; Kiên Giang tăng 22%. Địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao: Lai Châu tăng 23%; Sơn La tăng 26%; Đắk Lắk tăng 34,2%; Điện Biên tăng 51,4%.
Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng thấp hoặc giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm.
Cụ thể, Bình Định tăng 6,8%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 5%; Đắk Nông giảm 0,4%; Hà Tĩnh giảm 14,1%. Địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện giảm hoặc tăng thấp: Bình Thuận giảm 3,2%; Quảng Ninh giảm 3,4%; Hà Tĩnh giảm 31,7%; Trà Vinh giảm 35%; Lạng Sơn tăng 5,7%.
Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, sản xuất công nghiệp tháng 11/2022 tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, so với cùng kỳ năm trước, ngành chế biến, chế tạo tăng 4,4%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4,6%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 13,2%; ngành khai khoáng tăng 16%.
Tính chung 11 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp của cả nước ước tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 4,2%). Đóng góp vào mức tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp, chế biến, chế tạo tăng 8,9% (cùng kỳ năm 2021 tăng 5,4%), đóng góp 6,8 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,7%, đóng góp 0,7 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,1%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 6,5%, đóng góp 1 điểm phần trăm trong mức tăng chung.
Về tình hình lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/11/2022 tăng 0,4% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 5,9% so với cùng thời điểm năm trước; trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,1% và giảm 7,2%; doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 0,1% và tăng 2,9%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,6% và tăng 7,9%.
Để tiếp tục tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong tháng cuối năm 2022 và năm 2023, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Chính phủ nên tiếp tục giảm chi phí cho doanh nghiệp, như các phương án giảm thuế; giảm chi phí; đồng thời các bộ, ngành, địa phương khẩn trương có biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong tiếp cận khoản vốn vay ưu đãi để đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước có thể nghiên cứu cơ chế đặc thù và tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại được chủ động xem xét cho doanh nghiệp được cơ cấu nợ, gia hạn nợ… nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Việc này nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì được dòng vốn đảm bảo hoạt động vượt qua thời kỳ khó khăn và không làm tăng thêm nợ xấu của ngân hàng.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian tới, sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại tích cực triển khai nguồn vốn vay ưu đãi trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật. Đồng thời, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan kịp thời tháo gỡ các vướng mắc phát sinh nhằm đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục tiêu, minh bạch và hiệu quả.
Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, các địa phương cần hướng đến nền sản xuất công nghiệp hiện đại, quy mô lớn, sản xuất và tiêu dùng xanh; đồng thời, cơ cấu lại sản xuất tiến tới các mặt hàng xuất khẩu chuyển dần lên phân khúc cao cấp tại các thị trường nhập khẩu.
Bên cạnh đó, cần hỗ trợ và hướng dẫn thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) cho doanh nghiệp xuất khẩu một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất; tư vấn cho các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam để thâm nhập thị trường một cách dễ dàng và bền vững hơn; tiếp tục đẩy mạnh khai thác, tận dụng lợi thế của các FTA...