Bất chấp Brexit, tăng trưởng kinh tế Anh vẫn có thể nhanh hơn Đức, Pháp

Nền kinh tế Anh được lên kế hoạch để tăng trưởng dài hạn và sẽ là một trong những nền kinh tế phát triển có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong vòng 3 thập kỷ tới.

Ảnh minh họa.

Các chuyên viên tại công ty tư vấn tài chính PricewaterhouseCoopers (PwC) đã đưa ra nhận định tươi sáng trên về nền kinh tế Anh dựa trên một báo cáo được công bố vào cuối tuần này.

Trong báo cáo, hãng PwC đã xếp hạng 32 quốc gia tăng trưởng mạnh bằng chỉ số GDP toàn cầu dự kiến của họ về Ngang giá sức mua (PPP). Những nhà kinh tế học vĩ mô đã sử dụng PPP làm công cụ xác định năng suất kinh tế và mức sống giữa các đất nước trong một giai đoạn nhất định. 32 quốc gia trong bảng xếp hạng của PwC hiện nay chiếm khoảng 85% GDP toàn cầu.

Nghiên cứu này chỉ ra rằng tới năm 2050, nước Anh chỉ bị tụt một bậc từ vị trí thứ 9 xuống thứ 10 trong danh sách 32 nước do PwC chọn lựa. Bên cạnh đó, nền kinh tế Anh sẽ tăng trưởng nhanh hơn cả một số nền kinh tế lớn mạnh ở châu Âu như Pháp, Đức, Italy như một kết quả của "các yếu tố nhân khẩu học thuận lợi và một nền kinh tế tương đối linh hoạt theo tiêu chuẩn châu Âu”.

Báo cáo trên cũng dự đoán tác động chính của việc rời khỏi Liên minh châu Âu (hay còn gọi là Brexit) đối với kinh tế Anh sẽ diễn ra trong khoảng từ hiện tại tới năm 2020. Sau năm 2020, tăng trưởng kinh tế Anh được giả định trở lại với xu hướng dài hạn của nó khi được xác định bởi các nguyên tắc cơ bản của việc tăng độ tuổi dân số, đầu tư vào nguồn nhân lực và vật lý và tiến bộ công nghệ".

Các chuyên gia của PwC nói thêm rằng tăng trưởng của Anh phụ thuộc vào việc quốc gia này "tiếp tục mở cửa cho những người tài năng từ khắp nơi trên thế giới sau Brexit”.

Hoàng Trang (theo RT)
Thủ tướng Anh chấp thuận để Quốc hội bỏ phiếu về dự thảo 'Luật Brexit'
Thủ tướng Anh chấp thuận để Quốc hội bỏ phiếu về dự thảo 'Luật Brexit'

Thủ tướng Anh Theresa May ngày 7/2 đã đồng ý trao cho Quốc hội nước này quyền bỏ phiếu thông qua dự thảo thỏa thuận về việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), sự kiện còn được gọi là Brexit, trước khi văn bản trên được hoàn tất giữa London và Brussels.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN