Công nhân của công ty cho các sản phẩm sứ vào lò nung. Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN |
Cụ thể, chỉ số PMI của Việt Nam do Nikkei cung cấp đã nhảy vọt từ 50,7 điểm trong tháng 3 lên 52,3 điểm trong tháng 4. Điều này cho thấy dấu hiệu hồi phục trong quý II/2016.
Bên cạnh đó, sản lượng, số đơn đặt hàng mới, đơn hàng xuất khẩu đều tăng mạnh. Các nhà sản xuất đang tuyển dụng nhiều nhân viên hơn (chỉ số việc làm đạt mức cao nhất trong 11 tháng vừa qua), cho thấy triển vọng kinh doanh tốt.
Ngân hàng HSBC cũng cho rằng khả năng phục hồi của nền sản xuất Việt Nam phản ánh thành công trong việc mở rộng thị phần trước bối cảnh thương mại toàn cầu đang suy yếu. Thành quả này đạt được chủ yếu nhờ nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vẫn không ngừng tăng trong năm 2016. Trong số đó, Hàn Quốc vẫn là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với số vốn FDI đăng ký từ đầu năm đến tháng 4 đạt 2,5 tỷ USD.
Bên cạnh đó, với nhiều nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động trong năm nay, HSBC kỳ vọng nguồn vốn FDI giúp Việt Nam hồi phục tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2016, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước.