Công bố dịch bệnh trên tôm nuôi tại Sóc Trăng

UBND tỉnh Sóc Trăng vừa ban hành quyết định công bố dịch bệnh trên tôm nuôi tại 3 huyện, thị xã gồm: Mỹ Xuyên, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu. Đây là các đơn vị có tỷ lệ tôm bị bệnh và chết nhiều nhất tỉnh với hơn 50% diện tích thả nuôi.

Trước khi công bố dịch ở 3 huyện, thị xã này, tỉnh Sóc Trăng cũng đã công bố dịch tại các xã Hòa Đông, Vĩnh Hiệp (thị xã Vĩnh Châu), Liêu Tú và Trung Bình (của huyện Trần Đề) và một số xã tại huyện Mỹ Xuyên.

Tôm bị bệnh và chất hàng loạt, Ảnh minh họa : Huỳnh Sử-TTXVN


Việc công bố dịch trên tôm ở các địa phương là cơ sở để các ngành chức năng triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo cơ chế đặc biệt nhằm đẩy lùi dịch bệnh trên địa bàn, nghiêm cấm việc thả nuôi lại tại địa bàn đã công bố trước khi có thời gian cải tạo lại theo quy định.


Công bố dịch trên tôm sú cũng là cơ sở để ngành bảo hiểm áp dụng mức chi trả bảo hiểm tôm nuôi cho người dân ở những địa bàn áp dụng thí điểm bảo hiểm tôm nuôi tại Sóc Trăng 


Vụ nuôi tôm năm nay, người nuôi tôm Sóc Trăng lại lâm vào cảnh phải đối phó với dịch bệnh phát sinh mạnh trên tôm. Đến nay, toàn tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi được trên 33.000 ha tôm nước lợ, trong đó có 31.000 ha tôm sú và khoảng 2.000 ha tôm thẻ chân trắng; tuy nhiên, hơn 15.500 ha tôm bị chết, chiếm trên 46% diện tích thả nuôi.


Tôm nuôi bị thiệt hại nặng được cho là do môi trường không đảm bảo, nên đã phát sinh những bệnh trên tôm như đốm trắng, đầu vàng và hoại tử gan, tụy... Nhiều hộ sau khi bị thiệt hại đã cải tạo lại ao nuôi để thả nuôi lại lần 2, lần 3 nhưng tôm vẫn chết, gây thiệt hại nặng nề.



Trung Hiếu

Bảo hiểm tôm nuôi: Thuận lợi ít - vướng mắc nhiều
Bảo hiểm tôm nuôi: Thuận lợi ít - vướng mắc nhiều

Chương trình thí điểm bảo hiểm tôm nuôi giai đoạn 2011 - 2013 theo Quyết định 315/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ đi vào đời sống được gần một năm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN