Công nghệ mạng Việt Nam và những bước tiến

Nếu như cách đây khoảng mười năm, mỗi sáng thức dậy, việc đầu tiên của mọi người là cà phê sáng, đọc báo giấy, xem tivi; thì giờ đây, thói quen đã khác nhiều. "Tỉnh dậy là tôi phải vớ ngay máy tính để vào facebook, rồi lướt mạng check tin tức. Sau đó còn một việc cần làm nữa là check Internet Banking xem có thông tin gì mới không" - Hoài Thu, một công chức trẻ cho biết.

 

Đảm bảo an ninh mạng là điều rất quan trọng.


Đó cũng là "thói quen" của rất nhiều người, đủ mọi lứa tuổi, chứ không riêng gì giới teen. "Những nhu cầu trải nghiệm của mọi người ngày càng nhiều, họ có thể lên mạng nghe nhạc, xem phim, rồi chat với bạn bè… Có thể nói, đã đến kỷ nguyên của ứng dụng" - ông Teong Eng Guan, Giám đốc điều hành khu vực ASEAN và Hàn Quốc của F5 Networks - nhà cung cấp giải pháp tối ưu hóa mạng phân phối ứng dụng dẫn đầu thị trường trên thế giới, đã đưa ra nhận định như vậy.


Bước đệm cho kỷ nguyên ứng dụng


"Dấu ấn" của kỷ nguyên ứng dụng xem ra đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam khá sớm, với sự rục rịch của các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong việc đáp ứng những nhu cầu của người sử dụng. "Ngày nay trong thời đại công nghệ thông tin, các khách hàng, đối tác, nhân viên công ty đều sử dụng các ứng dụng kinh doanh được phân phối qua hệ thống mạng. Những ứng dụng này là những công cụ không thể thiếu, từ email, website đến các đơn hàng của khách hàng… Ngoài ra là hàng trăm những ứng dụng mang tính giải trí khác. Và để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao này của những trải nghiệm, đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mạng của Việt Nam phải có những bước chuyển mình rõ rệt"- một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin của Việt Nam cho biết.

Sự phát triển của các ứng dụng sẽ đòi hỏi một hệ thống hỗ trợ đi kèm giúp đảm bảo hoạt động cũng như tính bảo mật.


"Bước chuyển mình" mới nhất, và có thể nói là tạo ra "bước đột phá" trong thị trường mạng Việt Nam chính là sự "thâm nhập" sâu hơn của F5 Networks tại thị trường Việt Nam, với việc công bố Công ty Giải pháp Kỹ thuật Avnet là nhà phân phối giải pháp giá trị gia tăng cho các sản phẩm công nghệ thông tin dùng trong doanh nghiệp, và là một thành viên của Tập đoàn Avnet. Ông Phan Việt Linh, Giám đốc của F5 Networks tại Việt Nam cho biết: "Hiện tại, nhu cầu về trải nghiệm những ứng dụng của người Việt Nam ngày càng lớn, dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp, công ty cung cấp các dịch vụ trải nghiệm cho người dùng. Tất nhiên, đi kèm với đó là sự tăng lên của nhu cầu về những hỗ trợ phía sau các công ty cung cấp dịch vụ, nhằm giúp khách hàng của họ được những trải nghiệm như vậy một cách tốt nhất. Là nhà cung cấp giải pháp tối ưu hóa mạng phân phối ứng dụng dẫn đầu thị trường trên thế giới, F5 đánh giá rất cao thị trường Việt Nam. Chúng tôi sẽ cung cấp các giải pháp giúp cho các ứng dụng của người dùng Việt Nam được bảo mật hơn, nhanh hơn và luôn luôn sẵn sàng, giúp các tổ chức doanh nghiệp của Việt Nam giảm thiểu chi phí đầu tư và tiết kiệm rất nhiều chi phí liên quan đến việc ngưng trệ việc cung cấp dịch vụ qua các ứng dụng".


Đánh giá về sự có mặt của F5 tại Việt Nam, theo ông Bennett Wong, Phó chủ tịch Công ty Giải pháp Kỹ thuật Avnet khu vực ASEAN: “Sự hợp tác của Avnet và F5 trong thời điểm này sẽ tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng Việt Nam thông qua mô hình phân phối kết hợp để mang lại giá trị gia tăng cho thị trường. Với chiến lược phát triển Avnet trở thành nhà phân phối giải pháp, giờ đây chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho các đối tác và đại lý các giải pháp của F5 nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng, nâng cao hiệu quả và hoàn thiện tính bảo mật cho các hệ thống mạng và ứng dụng”.


Giải pháp trong điều kiện "eo hẹp"


Theo ông Phạm Việt Linh, có hai thời điểm để thế giới phát triển những giải pháp cân bằng tải. Theo đó, năm 2002, kinh tế Việt Nam có những sự suy thoái, và đó đã là một bước đột phá của những giải pháp cân bằng tải với việc phát triển hệ thống email, web… Và năm 2012, khi kinh tế có những dấu hiệu khó khăn, thì cũng là lúc các doanh nghiệp bắt đầu tìm giải pháp để "cân bằng tải". Và lần này, phương pháp là: Tìm cách đầu tư ít nhưng đảm bảo phân tải và những ứng dụng cho người dùng. "Năm 2012 lặp lại chu trình của năm 2002, tuy nhiên ở thời điểm này những ứng dụng tăng lên rất nhiều, cách mọi người sử dụng những ứng dụng này cũng khác. Giờ đây mọi người sử dụng những ứng dụng ở mọi lúc, mọi nơi, và tính chất cũng cao hơn, mang tính chất quốc tế hơn. Ví như giờ đây khi chuyển tiền thì người dùng không phải đến ngân hàng chuyển nữa mà chuyển trên mạng, qua hệ thống Internet Banking. Tuy nhiên, yêu cầu lại cao hơn là không chỉ chuyển được trên mạng, mà yêu cầu của người dùng là phải chuyển nhanh, chuyển được ngay, luôn sẵn sàng và đặc biệt là giao dịch phải an toàn... Điều này đồng nghĩa với việc đòi hỏi mạng phải đảm bảo chuyển tải được những đa dạng ứng dụng khác nhau này, đảm bảo cả sự sẵn sàng, nhanh, ngay và đảm bảo an toàn". Và các giải pháp như F5 chính là để đảm bảo những yêu cầu này.


Cũng theo ông Linh, ngay bản thân vấn đề an ninh mạng cũng đã có những thay đổi lớn trong phương thức. Nếu như trước đây các hacker chỉ đánh sập mạng cho vui, thì nay họ tấn công mạng để lấy dữ liệu, đem bán lại, nhằm kiếm lợi nhuận cho bản thân. Kèm với đó, cách tấn công cũng tinh vi hơn, khiến cho phương thức bảo mật cũng sẽ phải thay đổi khác đi. "Trước đây giải pháp bảo mật chỉ là chặn những gì tôi biết, thì nay giải pháp bảo mật là chặn những gì tôi không biết, và chỉ cho qua những gì cho phép "qua", chính bởi vậy sẽ bảo đảm được tối đa hơn sự an toàn và an ninh của mạng".


Với những dẫn chứng trên, có thể thấy đã đến thời kỳ của những nỗ lực hơn nữa nhằm đảm bảo dịch vụ tối ưu cho nhu cầu sử dụng các ứng dụng ngày càng cao của khách hàng. Đó là một tín hiệu vui cho thị trường mạng nói riêng và lĩnh vực công nghệ của Việt Nam nói chung. Bởi đó là nỗ lực để vươn lên hội nhập và phát triển.

 

A.A 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN