Cục Đăng kiểm thông tin chính thức việc sử dụng vật liệu PPC trong đóng tàu

Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa có văn bản gửi các cơ quan báo chí thông tin chính thức về việc sử dụng vật liệu polypropylen copolyme (PPC) trong chế tạo phương tiện thủy nội địa.

Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, thời gian qua một số cơ quan báo chí đã có thông tin khác nhau về việc sử dụng vật liệu PPC; trong đó, có một số thông tin chưa chính xác liên quan đến quy định về chế tạo và đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.


Cục Đăng kiểm Việt Nam lý giải, PPC là một loại nhựa nhiệt (thermoplastic) nhập khẩu từ nước ngoài và trên cơ sở kinh nghiệm của một số nước, Việt Nam đã nghiên cứu ứng dụng vật liệu PPC trong chế tạo phương tiện thủy để sử dụng thử nghiệm. Đồng thời, cũng là nước đầu tiên xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng đối với phương tiện thủy chế tạo bằng vật liệu này.

Tàu tuần tra cao tốc MS-50 của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam do Công ty cổ phần công nghệ James Boat đóng bằng vật liệu mới PPC. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN

Cục Đăng kiểm Việt Nam cho rằng, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đang là nước đi đầu trong nghiên cứu, ứng dụng vật liệu PPC trong chế tạo phương tiện thủy có sức chở trên 12 người để sử dụng thử nghiệm và cũng là nước đầu tiên xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng đối với phương tiện thủy chế tạo bằng vật liệu này.


Về thử kéo mẫu vật liệu PPC lấy từ tàu đã qua sử dụng, Cục Đăng kiểm Việt Nam và Công ty cổ phần công nghệ James Boat đã lấy mẫu vật liệu từ tàu đóng bằng vật liệu PPC đã qua sử dụng đang được lưu giữ tại nhà xưởng của công ty này để tiến hành thử nghiệm theo quy định. Các kết quả thử nghiệm trên một số mẫu đều cho trị số ứng suất chảy và ứng suất kéo lớn nhất của vật liệu là tương đương nhau trong khoảng từ 22 MPa đến 25 MPa.


Như vậy, so với các loại vật liệu đóng tàu thì PPC có những nhược điểm ở trên cần phải xem xét thận trọng khi sử dụng trong chế tạo phương tiện thủy.


Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, trong nước hiện có 2 doanh nghiệp dùng PPC để chế tạo phương tiện thủy. Để đáp ứng nhu cầu chế tạo phương tiện thủy nội địa của các doanh nghiệp trong nước nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, đồng thời, làm cơ sở thu thập dữ liệu và kinh nghiệm cho việc xây dựng quy chuẩn với mục tiêu áp dụng cho mọi loại phương tiện thủy chế tạo bằng PPC, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam vận dụng các quy chuẩn kỹ thuật tương đương để kiểm tra kỹ thuật, cấp chứng nhận đăng kiểm cho 11 phương tiện có sức chở từ 12 người trở xuống và Ferry 56 (phà) có sức chở 56 người.


Hai tàu khách này đã và đang được sử dụng thử nghiệm tại vịnh Nha Trang và hiện là các tàu khách lớn nhất thế giới chế tạo bằng vật liệu PPC. Hiện tại, Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp tục theo dõi tình trạng kỹ thuật của các phương tiện chế tạo bằng vật liệu PPC.


Kết quả thử nghiệm trong thời gian vừa qua cho thấy, đ ối với 11 phương tiện có sức chở từ 12 người trở xuống, đến nay các đơn vị sử dụng đều không có phản hồi hoặc thông báo về việc các phương tiện này không bảo đảm an toàn hoặc có khiếm khuyết.


Đối với tàu khách Ferry 42 và Ferry 56, tháng 11/2014, Công ty cổ phần Công nghệ James Boat có văn bản số 171114/JBT-VN đề nghị Bộ Giao thông Vận tải và Cục Đăng kiểm Việt Nam cho đóng thử nghiệm phương tiện Ferry 42 và Ferry 56 để có mẫu sản phẩm thử nghiệm nhằm mục đích đánh giá kết quả ứng dụng vật liệu PPC vào thiết kế, chế tạo phương tiện thủy.


Sau khi xin ý kiến của các cục, vụ liên quan, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản chấp thuận đề xuất của Công ty Công nghệ James Boat thiết kế, chế tạo, thử nghiệm phương tiện Ferry 42 và Ferry 56 trong thời gian không quá 3 năm, làm cơ sở nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng vật liệu PPC trong đóng tàu thủy Việt Nam.


Thực hiện văn bản chỉ đạo này của Bộ Giao thông Vận tải, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã tiến hành việc thẩm định thiết kế, kiểm tra, giám sát trong quá trình chế tạo, cấp hồ sơ đăng kiểm cho phương tiện Ferry 42 và Ferry 56 hoạt động thử nghiệm với các yêu cầu chặt chẽ phải tuân thủ trong quá trình khai thác để bảo đảm an toàn cho con người và phương tiện.


Trên thế giới, chưa có nước nào hay tổ chức đăng kiểm nào có quy chuẩn, quy phạm về tàu đóng bằng vật liệu PPC và vật liệu này mới chỉ được sử dụng để chế tạo tàu thuyền vui chơi giải trí, tàu thuyền công tác với chiều dài lớn nhất không quá 17 m, sức chở tối đa không quá 12 người. Chưa có nước nào thực hiện việc thử nghiệm đối với tàu, thuyền có sức chở trên 12 người bằng vật liệu PPC.


Đối với 2 tàu khách Ferry 42 và Ferry 56 được đưa vào thử nghiệm trong thời gian qua, theo báo cáo của đơn vị sử dụng và đơn vị đăng kiểm quản lý địa bàn thì cả hai phương tiện đều bị sự cố, đã khắc phục sự cố và được cấp hồ sơ đăng kiểm để hoạt động trở lại, nhưng hiện rất ít hoạt động, chủ yếu vận hành để duy trì, bảo dưỡng. Mặt khác, hiện nay, việc sử dụng thử nghiệm mới chỉ trong thời gian ngắn, vì vậy chưa có cơ sở xem xét đánh giá kết quả sử dụng thử nghiệm đối với tàu loại này.


Do chưa thực sự có đầy đủ các cứ liệu khoa học cả về lý thuyết lẫn thực tiễn cho việc ứng dụng vật liệu PPC trong chế tạo phương tiện thủy nội địa có kích cỡ và sức chở người lớn hơn so với quy định của QCVN 95: 2016/BGTVT, nên Cục Đăng kiểm Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông Vận tải để phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục thử nghiệm các phương tiện thủy nội địa có kích cỡ và khả năng chở người lớn hơn so với quy định của QCVN 95: 2016/BGTVT. Đồng thời, tổ chức đánh giá và báo cáo kết quả thử nghiệm trước 30/06/2018 theo kế hoạch; thu thập đầy đủ các căn cứ khoa học, thực tiễn cần thiết cho việc xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho việc chế tạo các phương tiện thủy nói trên…


Quang Toàn (TTXVN)
Sản xuất tàu thuyền bằng vật liệu PPC
Sản xuất tàu thuyền bằng vật liệu PPC

Vật liệt nhựa PPC (copolymer polypropylene) được các nhà khoa học trên thế giới khẳng định là vật liệu an toàn cho sức khỏe của con người. Không chỉ được sử dụng để làm đồ gia dụng trong gia đình, PPC còn là một vật liệu “ngôi sao” trong ngành công nghiệp đóng tàu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN