Đầu tư vốn và nhân lực cho ngành dệt may

Theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may của thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vừa công bố hôm qua (3/11), mục tiêu TP Hồ Chí Minh đặt ra là phát triển thành trung tâm cung cấp các dịch vụ về dệt may cho khu vực phía Nam, đồng thời trở thành trung tâm thiết kế thời trang của cả nước.


Để đạt các kết quả trên, Thành phố sẽ tiếp tục tập trung hoàn thiện chuỗi giá trị và cung ứng hoàn chỉnh cho ngành dệt may, tập trung vào các sản phẩm thân thiện môi trường với mẫu mã, dịch vụ, chất lượng và giá cả cạnh tranh; thực hiện di dời các cơ sở nhuộm trong nội thành về các khu và cụm công nghiệp; tập trung đầu tư theo chiều sâu, liên kết giữa thành phố với các doanh nghiệp dệt may, các trường đào tạo công nhân, kỹ sư chuyên ngành; chuẩn bị diện tích đất cho đầu tư một nhà máy nguyên phụ liệu cho may mặc. Nguồn vốn đầu tư cho dệt may đến năm 2015 dự kiến là hơn 10.000 tỷ đồng, trong đó đầu tư tại địa bàn thành phố là 2.750 tỷ đồng và đến năm 2020 là hơn 12.000 tỷ đồng, trong đó đầu tư tại địa bàn thành phố là 5.000 tỷ đồng.

Theo quy hoạch được công bố, nhu cầu lao động tăng thêm cho ngành dệt may của thành phố đến năm 2015 khoảng 19.500 lao động, đến năm 2020 khoảng 20.250 lao động, trong đó nhu cầu tăng thêm về đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên và nhà thiết kế lần lượt là 500 và 1.000 người. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng nhu cầu tăng thêm của đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên phục vụ ngành dệt may theo như tính toán của TP Hồ Chí Minh là rất khó khăn.

Thành Chung
Dệt may xuất siêu 6,2 tỷ USD
Dệt may xuất siêu 6,2 tỷ USD

Kết thúc quý 3/2014, ngành dệt may Việt Nam đã xuất khẩu được xấp xỉ 18 tỷ USD (tăng 19% so với cùng kỳ) trong khi chỉ nhập khẩu nguyên phụ liệu hơn 11 tỷ USD, đạt xuất siêu hơn 6,2 tỷ USD.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN