Doanh nghiệp mở tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Cảng Vũng Áng (Cục Hải quan Hà Tĩnh). Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN |
Cơ quan này cho rằng, phía doanh nghiệp còn thiếu sự chủ động,
đặc biệt đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ. Nguyên nhân là do
ban lãnh đạo doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến việc tham gia các
hoạt động đối tác do cơ quan hải quan tổ chức.
Thực tế này dẫn
tới việc tìm hiểu pháp luật của doanh nghiệp chưa cao; trực tiếp cản trở
sự hợp tác giữa hải quan và doanh nghiệp. Phần nhiều khi vướng mắc,
doanh nghiệp mới tìm đến cơ quan hải quan.
Thống kê của cơ
quan này cho thấy, hiện mới chỉ có 54 doanh nghiệp tham gia quan hệ hợp
tác thường xuyên hoặc có ký kết thỏa thuận hợp tác với cơ quan hải quan,
trong khi số doanh nghiệp thực hiện 80% tờ khai hải quan là gần 4.000
doanh nghiệp.
Thời gian qua, ngành hải quan thực hiện hàng
loạt giải pháp để xây dựng quan hệ đối tác với cộng đồng doanh nghiệp.
Một số hội nghị đối thoại với doanh nghiệp được ngành hải quan từ cấp
Tổng cục đến cấp Cục tổ chức nhằm tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp.
Gần đây nhất, Tổng cục Hải quan ban hành quy chế quản lý sử dụng
đường dây nóng và tiếp nhận, xử lý tin báo qua đường dây nóng. Việc ban
hành này nhằm hỗ trợ có hiệu quả tổ chức, cá nhân trong hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh; quá cảnh kịp thời xử lý các hanh
vi vi phạm pháp luật.
Theo đó, đường dây nóng của Tổng cục Hải
quan có tổng đài 19009299, được thông báo công khai trên Cổng thông tin
điện tử hải quan. Tin báo qua đường dây nóng gồm: Tin báo liên quan đến
thủ tục hải quan tức là vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục;
tin báo về hành vi, buôn lậu gian lận thương mại; tin báo về tố giác,
tội phạm; tin báo về hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực.
Thời gian
tới, cơ quan này tăng cường hoạt động tham vấn, hợp tác với cộng đồng
doanh nghiệp nhằm lôi cuốn sự tham gia của đối tượng này vào chương
trình cải cách, hiện đại hóa hải quan. Ngoài ra, cơ quan hải quan xây
dựng quan hệ đối tác thường xuyên với nhóm doanh nghiệp trọng điểm…