Đưa chất tạo nạc Cysteamine vào danh mục hóa chất, kháng sinh cấm

Ngày 16/01, Bộ Nông nghiệp và Phát triển (NN&PTNT) đã bổ sung chất Cysteamine vào danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam.

Thông tin trên được đưa ra tại Thông tư 01/2017/TT- BNN&PTNT, có hiệu lực từ ngày 1/3/2017.

Chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGap ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN

Theo Thanh tra Bộ NN&PTNT, thời gian vừa qua, do các cơ quan chức năng kiểm soát nguồn cung cấp chất tạo nạc Salbutamol nên các cơ sở chăn nuôi đã chuyển sang dùng chất Cysteamine có nguồn gốc nhập lậu từ Thái Lan, Trung Quốc để thay thế. Cysteamine có tác dụng tăng trọng, tỉ lệ nạc cao như Salbutamol. Nếu không cấm sử sụng, việc sử dụng Cysteamine sẽ ngày càng khó kiểm soát.

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), khi đưa Cysteamine vào danh mục chất cấm thì nếu sử dụng sẽ bị xử lý rất nặng theo quy định của Bộ Luật Hình sự.

Theo Hội Nội tiết Việt Nam, trong y khoa, Cysteamine có tác dụng kích thích tăng trọng do kích thích hóc môn tăng trưởng. Các thí nghiệm cho thấy, chất Cysteamine có thể giúp lợn thịt tăng trọng tới trên 33%, tăng tỉ lệ nạc 4,6%, giảm tỉ lệ mỡ 8,5% so với đối chứng....

Việc sử dụng cysteamine để tăng trọng và tạo nạc vật nuôi dẫn đến sự gia tăng đột biến các hóc môn tăng trưởng, kéo theo sự gia tăng và tồn dư IGF-1 trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất IGF-1 tồn dư trong sữa có thể gây nguy cơ ung thư vú, ung thư đại tràng và tuyến tiền liệt ở người.
H.V (Bộ NN&PTNT)
Rút salbutamol khỏi danh mục nguyên liệu đã công bố
Rút salbutamol khỏi danh mục nguyên liệu đã công bố

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có công văn số 19197/QLD-ĐK về việc rút nguyên liệu salbutamol ra khỏi Danh mục nguyên liệu đã công bố.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN