Đưa hàng Việt về ngoại thành Hà Nội

Năm nay, Hà Nội sẽ tổ chức khoảng 400 chuyến hàng lưu động tại 19 huyện, thị xã, nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân khu vực nông thôn, người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN-KCX); ngoài ra, còn có 24 chuyến bán hàng chính sách xã hội cho đồng bào miền núi.

Sở Công Thương thành phố Hà Nội cho biết, các chuyến bán hàng lưu động được tổ chức liên tục trong năm gắn với chương trình bình ổn giá và thực hiện cuộc vận động (CVĐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", theo hình thức bán hàng trên xe ô tô chuyên dụng hoặc các gian hàng nhỏ. Sở đã giao cho Tổng Công ty Thương mại Hà Nội và các đơn vị thành viên tổ chức 334 chuyến hàng lưu động tại 19 huyện, thị xã; 24 chuyến bán hàng chính sách xã hội có trợ cước vận chuyển cho đồng bào miền núi tại các xã Yên Bình, Tiến Xuân, Yên Trung (huyện Thạch Thất); Phú Mãn, Đông Xuân (huyện Quốc Oai); An Phú (huyện Mỹ Đức). Đồng thời, giao cho Công ty CP sản xuất và thương mại An Việt phối hợp cùng các doanh nghiệp (DN) đưa hàng về 15 KCN-KCX. Tại mỗi huyện, KCN-KCX, các đơn vị sẽ tổ chức 2 phiên chợ Việt ở những khu vực đông dân cư, liên xã trong khoảng 2-5 ngày, với các mặt hàng thực phẩm chế biến, đồ gia dụng do DN trong nước sản xuất như quần áo, giày dép, đồ dùng học tập, văn phòng phẩm, đồ dùng gia đình… Các DN tham gia đều cam kết giá bán lẻ thấp hơn tại thị trường địa phương tối thiểu khoảng 3%. Đồng thời, các đơn vị đưa hàng về nông thôn, KCN-KCX sẽ tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi, quảng bá sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ, nhằm thu hút và khuyến khích người tiêu dùng sử dụng hàng Việt Nam .


Hàng Việt về nông thôn tại thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì. Ảnh: hanoimoi.com.vn



Từ đầu năm đến nay, Sở Công Thương thành phố Hà Nội đã tổ chức đưa hơn 100 chuyến hàng Việt về nông thôn, KCN-KCX, triển khai nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng, đồng thời bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu. Các chuyến đưa hàng Việt với những sản phẩm chất lượng cao về nông thôn đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân địa phương, thu hút được số lượng lớn người dân đến mua sắm. Chương trình không chỉ tạo điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có cơ hội quảng bá sản phẩm, mở rộng kênh phân phối tại thị trường nông thôn mà còn giúp người dân có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với các sản phẩm mang thương hiệu Việt.

TTXVN/Tin tức


Cần nỗ lực liên kết trong phân phối hàng Việt
Cần nỗ lực liên kết trong phân phối hàng Việt

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, việc hợp tác và liên kết vùng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, đặc biệt là vùng kinh tế Đông Nam bộ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN