Giá dầu châu Á biến động nhẹ phiên 9/1

Giá dầu châu Á không biến động mạnh trong phiên 9/1. Trong phiên giao dịch trước đó, giá dầu đã giảm sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết các cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran vào các căn cứ quân sự của Mỹ tại Iraq không gây thương vong cho Mỹ.

Chú thích ảnh
Tại một trạm bơm xăng ở thủ đô Cairo, Ai Cập. Ảnh: AFP/TTXVN

Vào lúc 14 giờ 28 phút giờ Việt Nam, giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn giảm 5 xu xuống 65,4 USD/thùng, sau mức giảm 4,1% ghi nhận trong phiên trước. Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn tăng 1 xu Mỹ, lên 59,63 USD/thùng sau đà giảm gần 5% trong phiên trước đó.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ngày 8/1 cho biết, dự trữ dầu của nước này tăng 1,2 triệu thùng lên 431,1 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 3/1. Số liệu này đi ngược dự báo của các chuyên gia thăm dò bởi hãng tin Reuters là giảm 3,6 triệu thùng.

Các nhà phân tích tại J. P. Morgan duy trì dự báo giá dầu Brent đứng ở mức trung bình 64,5 USD/thùng trong năm nay. Trong một lưu ý nghiên cứu hàng hóa, J. P. Morgan nhận định tác động lên giá dầu sẽ phụ thuộc vào tình hình gián đoạn nguồn cung với công suất dư thừa có sẵn, dự trữ dầu toàn cầu và phản ứng của các nhà sản xuất Mỹ với giá dầu.

Các nhà sản xuất dầu hàng đầu dẫn dắt bởi Saudi Arabia đã nhất trí giảm sản lượng đến 2,1 triệu thùng/ngày trong quý I/2020.

K.Dung (TTXVN)
Căng thẳng Mỹ - Iran: Các yếu tố giữ giá dầu không tăng vọt
Căng thẳng Mỹ - Iran: Các yếu tố giữ giá dầu không tăng vọt

Theo phóng viên TTXVN tại Anh, giá dầu thế giới chiều 8/1 đã giảm và giao dịch ở mức thấp sau khi tăng lên 5% khi xảy ra sự kiện Iran bắn tên lửa vào các căn cứ quân sự có lính Mỹ và liên quân quốc tế đồn trú tại Iraq.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN