Gia tăng chêch lệch giàu nghèo trong EU

Theo báo cáo "Cập nhật Kinh tế Liên minh châu Âu (EU) năm 2010" vừa công bố của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurorstat), chênh lệch giàu nghèo trong EU ngày càng nới rộng, với GDP bình quân đầu người của Lúcxămbua, quốc gia giàu nhất khối, gấp sáu lần của Bungari, quốc gia nghèo nhất EU.


Châu Âu đang đứng trước khủng hoảng nợ công và tiền tệ. Ảnh:Internet


Ngoài 27 nước thành viên EU, bảng thống kê của Eurorstat cũng bao gồm số liệu của 10 nước ngoài EU như Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ... Năm 2010, Lúcxămbua tiếp tục đứng đầu bảng 37 nước về GDP bình quân đầu người, cao gấp hơn 2,5 lần mức trung bình của EU gồm 27 và gấp hơn 6 lần so với Bungari. Tuy nhiên, một nét đặc thù của kinh tế Lúcxămbua là tỷ trọng đóng góp rất lớn của lao động nước ngoài cư trú tại đây vào GDP. Vì thế, theo giải thích của Eurostat, chỉ số Chi tiêu Cá nhân Thực tế (AIC) mới phản ánh chính xác hơn sự giàu có của Lúcxămbua, và với chỉ tiêu này Lúcxămbua vẫn đứng đầu khối, gấp 1,5 lần mức bình quân của EU. So với chỉ tiêu GDP, chỉ số AIC có mức độ đồng đều hơn giữa các nước thành viên, song vẫn có sự khác biệt đáng kể. Đan Mạch là quốc gia có chỉ số giá cao nhất tại EU.

Xếp ngay sau Lúcxămbua là hai quốc gia không phải thành viên là Na Uy và Thụy Sỹ. Hà Lan là quốc gia đứng thứ hai trong EU, với mức thu nhập cao hơn 33% mức bình quân của EU. Ailen vẫn duy trì trong nhóm các nước giàu nhất EU mặc dù đang phải thực hiện chính sách thắt chặt tài khóa để đổi lấy gói cứu trợ của EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Ba Lan, mặc dù đứng thứ 5 trong nhóm các nước nghèo nhất ở cuối bảng, lại được ghi nhận có "sự cải thiện rõ rệt ".

Nhóm các quốc gia EU có mức GDP tính theo đầu người cao hơn 20% mức bình quân của EU gồm có Đan Mạch, Áo và Thụy Điển. Bỉ và Đức xếp hạng gần như nhau, tiếp đến là Phần Lan, Anh và sau đó là Pháp. Mức xếp hạng của Italia và Tây Ban Nha đều không được cải thiện trong vài năm trở lại đây. CH Síp đứng sát ngưỡng dưới của mức bình quân của EU-27, xếp trên hạng Hy Lạp, quốc gia đang hứng chịu cuộc khủng hoảng nặng nề nhất trong năm 2010.

Trong số các nước thành viên, Bungari đứng cuối cùng của bảng xếp hạng, ngay dưới Rumani. Cả hai quốc gia nghèo nhất EU này thậm chí còn có thứ hạng thấp hơn cả Crôatia, mới chỉ có tư cách ứng cử viên, và dưới cả Thổ Nhĩ Kỳ.

Thái Vân

Dân Italia nghèo đi do khủng hoảng nợ công ở Eurozone
Dân Italia nghèo đi do khủng hoảng nợ công ở Eurozone

Giá trị tài sản của các hộ gia đình ở Italia, thường được coi như một chuẩn mực để đánh giá sức mạnh kinh tế của nước này, đã sụt giảm trong vài năm qua, do cuộc khủng hoảng nợ công đang hoành hành tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN