Giảm điều kiện vay vốn để doanh nghiệp vay gói trả lương 0%

Chiều 12/10, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết: NHNN đã phối hợp với các bộ, ngành đề xuất Chính phủ cho phép bỏ 2 trong 3 điều kiện vay vốn, đó là điều kiện không có nợ xấu và phải hoàn thành quyết toán thuế năm 2020 để giúp doanh nghiệp tiếp cận gói vay trả lương nhân viên với lãi suất 0%.

Chú thích ảnh
NHNN đã phối hợp với các bộ, ngành đề xuất Chính phủ cho phép bỏ 2 trong 3 điều kiện vay vốn.

Theo ông Đào Minh Tú, tính đến cuối tháng 9/2021, NHNN đã giải ngân tái cấp vốn 462 tỷ đồng đối với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để cho vay theo Nghị quyết /NQ-C số tiền là 461 tỷ đồng cho 918 khách hàng vay vốn. Số tiền này dành để trả lương cho 130.741 lượt người lao động.

"Con số giải ngân chưa phải là lớn so với tổng số 7.500 tỷ đồng của gói cho vay nhưng NHCSXH cũng đã và đang rất tích cực hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy vậy, qua quá trình thực hiện, tiếp thu ý kiến đề xuất của các đơn vị, doanh nghiệp, một số điều kiện cần được chỉnh sửa để chính sách đi vào thực tiễn", Phó Thống đốc NHNN cho biết.

Như vậy, thay vì phải đảm bảo đủ 3 điều kiện của gói vay vốn là doanh nghiệp phải dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan Nhà nước hoặc cho người lao động ngừng việc tối thiểu 15 ngày liên tục (từ ngày 1/5 đến hết tháng 3 năm 2022), không có nợ xấu và phải hoàn thành quyết toán thuế năm 2020, NHNN đề xuất Chính phủ bỏ 2 điều kiện cuối để "mở đường" cho doanh nghiệp có thể vay vốn để trả lương nhân viên, phục hồi sản xuất.

"Gói cho vay lãi suất 0% trả lương nhân viên có thể chỉ còn một điều kiện duy nhất là doanh nghiệp tạm dừng hoạt động hoặc cho lao động có đóng bảo hiểm xã hội ngừng việc trong ít nhất 15 ngày", Phó Thống đốc NHNN cho biết.

Theo Nghị quyết số , người sử dụng lao động được vay vốn tại NHCSXH với lãi suất 0% và không phải bảo đảm tiền vay để trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất. Mức cho vay tối đa (trong cả 2 trường hợp trên) bằng mức lương tối thiểu vùng đối với số người lao động theo thời gian thực tế tối đa 3 tháng. Thời hạn vay tối đa dưới 12 tháng. Tổng nguồn vốn cho gói vay hỗ trợ này là 7.500 tỷ đồng.

Để chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch kéo dài, hàng loạt ngân hàng đã cam kết hy sinh lợi nhuận, tiết giảm chi phí để giảm sâu lãi suất. 

Theo NHNN, lũy kế từ 23/1/2020 cuối tháng 9/2021, tổng số tiền lãi tổ chức tín dụng đã miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 27.000 tỷ đồng. Riêng 16 ngân hàng thương mại (chiếm 75% thị phần) đã giảm lũy kế từ 15/7/2021 đến cuối tháng 9/2021 là 11.813 tỷ đồng, đạt 57,31% so với cam kết.

Trong 9 tháng năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19 nhưng tín dụng tăng ngay từ đầu năm. Theo đó, đến ngày 7/10/2021, tín dụng toàn hệ thống tăng 7,42% so với cuối năm 2020. ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho rằng: Nhìn chung, tín dụng tăng chậm do nhu cầu thấp. Phía ngân hàng luôn sẵn sàng, chủ động cấp vốn cho doanh nghiệp có nhu cầu nhưng doanh nghiệp muốn vay vẫn phải đáp ứng các điều kiện theo quy định để phòng rủi ro nợ xấu.

“Một số lĩnh vực tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế, trong đó có các lĩnh vực rủi ro. Tuy nhiên, NHNN vẫn kiểm soát chặt các lĩnh vực này. Ví dụ, tốc độ tăng trưởng của tín dụng BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao), BT (xây dựng – chuyển giao) giao thông giảm so với cùng kỳ”, ông Nguyễn Tuấn Anh cho biết.

Tin, ảnh: Minh Phương/Báo Tin tức
Tín dụng tăng trưởng 7,42% dù dịch bùng phát, giãn cách kéo dài
Tín dụng tăng trưởng 7,42% dù dịch bùng phát, giãn cách kéo dài

Tại cuộc họp báo hoạt động ngân hàng quý III/2021 ngày 12/10, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam cho biết: Tính đến ngày 7/10, tín dụng toàn hệ thống tăng 7,42% so với cuối năm ngoái (cùng kỳ năm 2020 tăng 5,48%). Đây là kết quả đáng mừng trong bối cảnh dịch bùng phát mạnh, nhu cầu vốn, cung ứng vốn cho nền kinh tế vẫn tăng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN